Đồng euro đang giết chết châu Âu
Những ngày tốt đẹp nhất của Liên minh châu Âu (EU) đã đi qua. Chỉ vài tháng trước, khi giành được giải Nobel Hòa bình, EU có thể tự hào đã đi qua những thập kỷ không có bất kỳ cuộc nội chiến lớn nào và có sự phát triển thương mại nội khối tốt đẹp. Nhưng giờ đây, nó đang có một sai lầm lớn – đồng euro – đang đe dọa sẽ khiến liên minh này tan rã.
![]() |
Người dân Síp đổ xô đi biểu tình khi những ảnh hưởng của khủng hoảng nợ từ Hy Lạp đã lây lan sang nước này, buộc nước này phải chấp nhận một gói cựu trợ "khó nuốt" chưa từng thấy. |
Năm 1999, các loại tiền tệ truyền thống ở Bắc Âu gặp khó khăn kết hợp với loại tiền tệ linh hoạt của vùng phía Nam tạo thành một loại tiền mới được đánh giá là mạnh mẽ hơn bất kỳ loại tiền nào mà nó thay thế. Dưới sự quản lý của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt, đồng euro đã trở thành một đồng tiền dự trữ cạnh tranh với USD.
Mặc dù các quốc gia phía Bắc được cho là khôn ngoan, dù không phải lúc nào cũng giữ cho thâm hụt ngân sách nằm trong mức kiểm soát, nhưng họ luôn quản lý nền kinh tế tồn tại được trong sư suy thoái toàn cầu tồi tệ nhất từ trước đến nay. Ngược lại, sự hoang phí của các quốc gia phía Bắc, cùng với hệ thống ngân hàng không hoàn thiện của mình, đã tạo ra một điểm nóng cho cuộc khủng hoảng kéo dài 3.700 km từ Lisbon cho đến Nicosia.
Các cuộc khủng hoảng này sẽ xảy ra ngắn hơn rất nhiều nếu các quốc gia liên quan như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Síp, Slovenia và tới đây có thể là Italy sở hữu đồng tiền của riêng mình. Tuy nhiên, tất cả các nước kể trên đều sử đụng đồng euro, do đó, chính sách tiền tệ của họ được thiết lập ở Frankfurt, tại ECB. Thay vì phá giá đồng tiền của họ để kích thích xuất khẩu và dễ dàng trả nợ, tất cả các quốc gia này đã phải trải qua một số sự kết hợp của nền tài chính thắt lưng buộc bụng, giảm phát, và đáng chú ý nhất là trong trường hợp của Cộng hòa Síp, mất mát tài sản.
Thật dễ hiểu khi người dân ở miền nam châu Âu cảm thấy không hài lòng. Nếu nền kinh tế xấu đi xuất phát thực sự từ những lý do có nguồn gốc ở trong nước, họ sẽ không thấy cay đắng. Tuy nhiên, hiện nay, họ đang cảm thấy sự khó khăn trong nền kinh tế của quốc gia mình là do các quan chức, chính trị gia ở Frankfurt, Brussels và các thủ đô phía Bắc. Cách đây không lâu, một số quan chức và các chính trị gia – những người thu hút miền nam tham gia vào eurozone, thường rất ít chú ý đến các tình huống tài chính có vấn đề của chính họ.
Chính sự chia cắt trong nội bộ chính trị của các quốc gia miền bắc là một trong những lý do khiến cho cuộc khủng hoảng tiền nợ của khối bắt đầu và lan rộng. Yếu tố quyền lực chính trị mỏng dần, không còn tập trung ở Hy Lạp, Tây Ban Nha khiến các mắt xích eurozone bắt đầu rạn nứt.
Hậu quả của những thiếu sót trong chính trị của eurozone không giới hạn với các nước miền nam châu Âu. Tại Anh, Đảng Bảo thủ đã sử dụng ảnh hưởng của đồng euro để hùng biện cho sức mạnh của mình hiện bị hoài nghi và tạo áp lực bởi thành viên của các bên phản đối đang ngày càng mạnh lên. Ngay cả ở Đức, quốc gia then chốt của eurozone, cũng đã đưa ra đề nghị hủy bỏ đồng tiền chung, chỉ giữ lại khối liên minh về chính trị.
Tuần trước, Jorgo Chatzimarkakis, một thành viên của nghị viện châu Âu, đã cảnh báo rằng Brussels và Frankfurt đang thức tỉnh những “con quỷ dân tộc” ở châu Âu. Để cứu đồng euro và khối liên minh, ông đề nghị có một sự “đoàn kết” trong thắt lưng buộc bụng thông qua tái phân phối lớn cho các nước đang khủng hoảng. Tuy nhiên, các quốc gia phía bắc, một trong số đó đã được nhận trợ cấp từ phía nam thông qua ngân sách nội bộ của EU, lại có vẻ có lợi thế hơn khi được hưởng nhiều hơn là mất khi mà hầu như các vấn đề đều đã được chia sẻ với phía nam.
![]() |
EU đang ngày càng yếu đuối, biểu hiện là 17 quốc gia trong eurozone đang khiến EU có nguy cơ chìm sâu vào suy thoái. |
Về lâu dài, các vấn đề nội bộ eurozone sẽ chỉ ngày càng tồi tệ hơn. Các quốc gia phía Nam đã xây dựng được một chế độ lương hưu cho tương lai, và nền kinh tế của họ có xu hướng làm các công việc đơn giản, khuyến khích tinh thần kinh doanh và đổi mới. Nói chung, họ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn và cơ hội nhỏ hơn so với các nước láng giềng phía bắc. Thậm chí, nếu đồng euro sống sót sau khủng hoảng hiện tại, những triển vọng phát triển của họ tiếp tục mờ nhạt.
Đồng euro được cho là mang lại cho các quốc gia trong EU xích lại gần nhau hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh. Nhưng vì thế, đồng euro cũng kéo dài và đào sâu cuộc khủng hoảng kinh tế. Điều này tạo ra một cơ hội cho những người phản đối nguyên tắc sáng lập của EU là chủ nghĩa bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.