Đông Âu "chán ghét" NATO, không muốn "sa" vào Chiến tranh Lạnh

Chính phủ Mỹ đã bất bình khi các nước Đông Âu tỏ ý bênh vực Nga, hay nói nặng hơn là “phản bội” Mỹ. Thế nhưng, các nước Đông Âu đều là những nước có chủ quyền và có quyền quan hệ ngoại giao với Nga.

LTS: Ngày 7/11, phiên bản tiếng Anh của tờ báo điện tử Ukraina.ru - một ấn bản thuộc hãng thông tấn Rossiya Segodnya (Russia Today - Nước Nga ngày nay) đã cho đăng tải một bài viết có tiêu đề "Đông Âu không có một cuộc chiến tranh Lạnh và Washington nên tôn trọng điều đó". Bài viết này sau đó đã được đăng tải lại trên tạp chí Foreign Policy (Chính sách ngoại giao) có trụ sở tại Tokyo - Nhật Bản. 

Để mang lại cái nhiều đa chiều về tình hình quốc tế, Infonet xin được lược dịch bài viết và giới thiệu tới độc giả trong nước. 

-----------------

Thực tế, Nga không có ý định tấn công hay chinh phục Đông Âu và bản thân các nước Đông Âu cũng sẽ không bao giờ đầu hàng Moscow. Nga và các nước Đông Âu đơn giản chỉ muốn có quan hệ tốt đẹp với nhau mà thôi.

Trong con mắt của báo chí phương Tây, Vladimir Putin đang trên đường tái lập Khối Warsaw một lần nữa. Cụ thể, báo Washington Post có những bài viết phát biểu rằng Putin đang chia rẽ NATO và các thành viên phía đông của tổ chức này. Có bài còn viết rằng việc các nước Đông Âu tỏ ra bất đồng với NATO là bởi tổ chức không thành lập căn cứ quân sự ở khu vực Đông Âu 10 năm về trước. Sự khủng hoảng lòng tin của các nước thuộc Liên Xô cũ đã ảnh hưởng đến sự đoàn kết trong khối quân sự.

Những quan niệm sai lầm về tình hình ở các nước phía Đông châu Âu khiến chúng ta lại thấy như thể nó sẽ diễn ra như năm 1946, khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu. Những nước nhỏ ở Đông Âu đang tuân theo ý của Moscow, còn phương Tây chỉ đơn giản là đang xoa dịu con gấu lớn. Báo Washington Post không nói rằng có sự tái xuất của Bức màn Sắt và nói rằng các nước Đông Âu đang chọn phe thay vì tôn trọng quyền thành viên NATO.

Trái ngược với những quan điểm trên, Ba Lan, Slovakia, Hungary và các nước còn lại trong khu vực sẽ không tái diễn sự việc của năm 1946. Mặc dù chính phủ các nước này có những chính sách khác nhau, họ đều biết rằng một cuộc Chiến tranh Lạnh mới sẽ gây hậu quả khôn lường đối với đất nước họ. Nhìn chung, họ đang muốn tránh tình huống này xảy ra. Nếu NATO tiếp tục tiến về phía Đông giống như báo Washington Post đã nói, thì họ sẽ chỉ làm tình hình xấu thêm mà thôi.

Đông Âu

Các nước Đông Âu không phải tất cả đều đồng tình với NATO.

Chúng ta cần phải biết vì sao Nga và NATO lại gặp nhau ở ngõ cụt này. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ gần 25 năm về trước, các chính phủ dân chủ mới thành lập ở Đông và Trung Âu đều muốn rời bỏ khối Warsaw. 

Việc họ là một thành viên trong Khối Warsaw có nghĩa họ phải tuân theo các chỉ đạo của Liên Xô. Tuy nhiên, cách làm của họ rất thận trọng và không tan rã ngay cho đến tháng 2/1991. Sau đó, cũng với tinh thần cẩn trọng đó, họ tham gia vào NATO. Đầu tiên là Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan gia nhập vào năm 1999.  Làn sóng tiếp theo diễn ra vào năm 2004, khi các nước Bulgaria, Romania, Slovakia, Slovenia và các nước thuộc vùng Baltic nối đuôi vào NATO. Mãi đến năm 2009, Albania và Croatia mới vào khối.

Trong khi đó, Nga tỏ ra không vui với những diễn biến này. Điện Kremlin đã tin NATO đảm bảo với họ rằng Khối quân sự sẽ không vươn ra đến "cửa nhà" của họ. Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và nội các đã có thỏa thuận miệng khẳng định rằng ngay cả Đông Đức thời đó sẽ không vào NATO. Sau đó, khi nhận được một khoản tiền lớn, Gorbachev chấp thuận để nước Đức thống nhất tham gia NATO.

Liên Xô không nghĩ rằng NATO sẽ tiến xa về phía Đông. Nhưng bản thân Liên Xô cũng không nghĩ rằng họ sẽ tan rã. Người Nga sau này tỏ ra thất vọng khi họ chưa lần nào có được thỏa thuận của NATO trên giấy.

NATO không cần quá nhiều sức để khiến các nước Khối Warsaw cũ đổi phe. Cuộc đảo chính tại Moscow năm 1991 và bùng nổ xung đột ở Nam Tư là minh chứng cho tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh cho các nước Đông Âu chống lại sự xuất hiện của Nga theo chủ nghĩa đế quốc và sự căng thẳng nội bộ tiềm tàng. 

Ngoài ra, mục đích ban đầu của Khối Warsaw mà họ là thành viên đã mất đi và mặc dù việc hiện đại hóa quân sự để đảm bảo sự tương tác với NATO sẽ tiêu tốn nhiều ngân sách, các nước Đông Âu nhận ra rằng quyền thành viên NATO sẽ mang lại nhiều lợi ích phi quân sự. 

Không chỉ được tham gia vào Liên minh Châu Âu trong tương lai, sự chấp thuận của NATO với những nước Đông Âu là tín hiệu đáng chú ý để các nhà đầu tư nước ngoài đưa tiền vào các nước mới tham gia.

Dù vậy, một nhóm dân số ở các nước Đông Âu vẫn tỏ ra e ngại với việc trở thành thành viên của NATO. Ở Hungary và Cộng hòa Séc, tỉ lệ dân số ủng hộ khá thấp: vào năm 1997, con số tương ứng là 32% và 28%. Ở Bulgaria, hơn một nửa người dân không đồng ý. Chỉ ở Romania, thường được coi là kẻ nằm ngoài trong khu vực, tỉ lệ ủng hộ đạt gần 70%.

Sau đó, chính phủ các nước Đông Âu tiến hành thuyết phục người dân. Số người phản đối tham gia NATO đã giảm xuống còn 1% tại Bulgaria vào năm 2002. Ở Slovenia, nơi cộng đồng vẫn còn lo ngại về việc hợp tác với NATO vào những năm 1990, ý kiến đã thay đổi đáng kể vào năm 2003 khi đất nước tổ chức trưng cầu dân ý về việc trở thành thành viên của EU và NATO. 

Dân chúng ủng hộ cả hai, mặc dù họ tỏ ra hào hứng với việc tham gia EU hơn NATO (tỉ lệ ủng hộ gia nhập EU là 89%, so với NATO là 66%). Người dân các nước khác trong khu vực cũng dần thuận theo cùng ý kiến.

Tuy nhiên, quan hệ phức tạp giữa Đông Âu và các thành viên phương Tây của NATO chưa thực sự biến mất. Thực tế, bên trong tổ chức đã có những bất đồng khi các nước dần nhận ra rằng NATO không chỉ là sự đảm bảo an ninh, mà còn là những sự bắt buộc. Những sự bắt buộc đó không chỉ đơn giản là hiện đại hóa quân sự trong nước và tham gia tập trận thường niên. Nó còn bao gồm cả tiến hành những nhiệm vụ quân sự (như tại Kosovo năm 1999) và đóng góp binh sĩ và những chiến dịch ngoài khu vực, thí dụ như Afghanistan.

Cộng hòa Séc gia nhập NATO chỉ 6 ngày trước khi Khối quân sự bắt đầu đánh bom Nam Tư cũ do vấn đề Kosovo. Thủ tướng Séc thời đó , ông Jan Kavan kể lại: “Javier Solana (tổng thư ký NATO thời đó) gọi điện và thông báo với tôi rằng NATO sẽ tiến hành đánh bom Nam Tư cũ vào thứ Hai tuần sau, và với tư cách là thành viên mới của NATO, chúng tôi cũng phải chấp nhận quyết định trên. Bởi quan hệ giữa Séc và Serbia đã có từ nhiều năm, đây là một quyết định khó khăn đối với chúng tôi. Sau khi đã bàn bạc gay gắt trong nội các kéo dài nhiều ngày, cuối cùng chúng tôi đã đồng ý. Nhưng, chúng tôi chỉ đồng ý để máy bay NATO bay qua không phận đất nước và chỉ hợp tác đến đó. Không lực cũng như quân đội của chúng tôi không làm bất kỳ điều gì mà chúng tôi không muốn”. 

Với NATO, đó không phải là sự hợp tác mà họ mong muốn. “Bởi chúng tôi mất nhiều thời gian và đó rõ ràng là một quyết định bất đắc dĩ, NATO nói thẳng rằng họ không vui với chúng tôi”, Kavan kết luận.

Cuộc chiến ở Afghanistan 2 năm sau đó còn gây nhiều tranh cãi hơn. Khi binh lính Ba Lan hy sinh khi đang làm nhiệm vụ của NATO tại đây, lòng tin đối với chính sách đối đầu khủng bố của Hoa Kỳ đã bắt đầu giảm sút. Đến năm 2009, 77% người Ba Lan muốn chính phủ rút quân khỏi Afghanistan.

Và rồi sau đó, chiến sự ở Georgia vào năm 2009 diễn ra. Sự kiện này không kéo dài quá lâu và nguyên nhân của cuộc xung đột lúc đó không rõ ràng. Tuy nhiên một điều rất rõ ràng, đặc biệt là với các nước ở Đông – Trung Âu, đó là NATO không làm gì nhiều để đáp lại. Tất nhiên, bởi vì Georgia không phải là thành viên NATO nên các điều khoản về an ninh chung không được áp dụng. Nhưng, đó là một sự phân biệt đối với nhiều nước trong khu vực. NATO đang chiến đấu ở một đất nước xa hơn họ rất nhiều nhưng lại ngồi yên khi xung đột xảy ra gần họ.

Đến với hiện tại, việc Nga sát nhập bán đảo Crimea và sự can thiệp quân sự ở miền Đông Ukraine đã tạo ra một làn sóng mạnh đối với các nước Đông – Trung Âu. Những sự kiện này đáng lẽ phải khiến các nước NATO hợp tác chặt chẽ hơn, chứ không phải chia rẽ họ. Và thật vậy, tại cuộc họp thượng đỉnh NATO gần đây, Ba Lan đề xuất đặt 10.000 quân của NATO trên lãnh thổ của họ. NATO đã lịch sự nói không. Các nước vùng Baltic muốn có hệ thống phòng thủ tên lửa để bảo vệ mình khỏi tên lửa của Nga. Một lần nữa, NATO nói không.

Nhưng mặc dù Washington muốn thấy một mặt trận chống Nga trải dài từ Ba Lan xuống đến các nước Nam Tư cũ, các nước này lại tỏ ra mềm mỏng trong chính sách. Mối quan hệ phức tạp có từ những năm 1990 lại xuất hiện lần nữa.

Chúng ta hãy xem chuyện gì đang xảy rá ở Ba Lan, nơi Thủ tướng mới và Bộ trưởng Ngoại giao đang gửi đi những tín hiệu gì về tình hình Ukraine. Một mặt, Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz cho rằng Ba Lan cần phải chú ý nhiều hơn đến an ninh lãnh thổ và không có kế hoạch đưa quân vào Ukraine. Mặt khác, Kopacz kêu gọi sự xuất hiện của quân đội Mỹ ở đất nước này, và Bộ trưởng quốc phòng đã nói rằng Ba Lan đã sẵn sàng để bán vũ khí cho Ukraine. Như vậy, Ba Lan chắc chắn không đứng về phía Putin, nhưng họ sẽ không muốn đương đầu với Nga một mình.

Trong khi đó, Cộng hòa Séc và Slovakia lại phản đối quyết định cấm vận kinh tế với Nga. Điều này không phải là vì những nước này ưu tiên nền kinh tế của mình hơn tình hình Ukraine. Thực tế, quan hệ giao thương với Nga của các nước này khá khiêm tốn. Bạn hàng chính của hai nước này là Đức, rồi đến các nước trong khu vực và các nước Trung Âu. Quyết định phản đối cấm vận này lại bắt nguồn từ một lý do thực tế. Cả hai nước lo ngại rằng sự đi xuống trong quan hệ của EU và Nga và sự tranh chấp về khi đốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với toàn khu vực.

Còn Serbia và Bulgaria đã có quan hệ ngoại giao khăng khít với Nga, cho dù có Putin hay không. Cả hai nước không muốn bị đặt vào vị trí phải chọn giữa phía Đông và phía Tây. Cho đến gần đây, họ đã không phải làm thế.

Chỉ có Hungary mới bày tỏ quan hệ liên minh đặc biệt với Nga. Đứng đầu bởi đảng Fidesz cánh hữu, Hungary đã trở nên xa cách Liên minh Châu Âu và NATO hơn trước. Vào tháng 7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố rằng “kể từ thời Liên Xô, không một thế lực bên ngoài nào dám xâm phận chủ quyền một cách ngang nhiên và dựa trên hệ thống pháp lý”. 

Ông ta đang nói về Liên minh Châu Âu chứ không phải Nga. Nghị viện châu Âu gần đây đã đăng một bản báo cáo nghiêm khắc về hoạt động của chính phủ Hungary, khiến Orban rất tức giận. Điều đó chỉ làm ông ta càng lúc càng hướng về phía Đông.

Đông Âu

Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Tổng thống Nga V. Putin.

Quan hệ của Hungary với Nga đang diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp, một phần là vì yếu tố năng lượng. Hungary đã ký thỏa thuận với tập đoàn Gazprom để được đưa khí đốt tự nhiên vào đất nước, còn Rosatom của Nga sẽ xây thêm 2 nhà máy điện hạt nhân ở Paks, Hungary. Ngoài ra, giữa Putin và Orban còn có sự tương đồng về lý tưởng chính trị. Lãnh đạo người Hungary đã nói rằng ông muốn Hungary trở thành một nước “dân chủ phi tự do”, rõ ràng là ông coi nước Nga của Putin là một hình mẫu tiềm năng.

Như vậy, các nước Đông Âu không có một ý kiến thống nhất về Nga, cũng như họ không muốn vướng vào những chính sách của Putin hiện nay. Serbia và Bulgaria có quan hệ lâu đời với Nga, Hungary lại có quân hệ phi tự do với Moscow, Cộng hòa Séc và Slovakia có mối lo về kinh tế, còn Ba Lan thì muốn khẳng định vị trí của mình trong NATO cho dù nước này tránh liên quan trực tiếp đối với tình hình Ukraine.

Tuy nhiên, vấn đề của báo Washington Post không phải chỉ là hiểu sai về động cơ của các nước Đông Âu. Bằng việc nhấn mạnh chính sách của Putin và sự thiếu hiệu quả của NATO, họ không nhận ra chính sách tiết kiệm được định đoạt bởi Liên minh Châu Âu và chi phí quân sự của NATO đã ảnh hưởng những nước nhỏ ở vùng Đông – Trung Âu như thế nào. 

Ngay cả khi Putin không tham gia vào vấn đề chính trị liên quan đến dầu lửa hay can thiệp vào Ukraine, khu vực Đông Âu vẫn sẽ bày tỏ sự e ngại trong việc tiến hành yêu cầu từ Brussels và Washington.

Chỉ mới đây không lâu, các nước Đông - Trung Âu đã được trải nghiệm “trở về với dân chủ” được mong đợi từ rất lâu với sự tan rã của Liên Xô. NATO và EU lúc đầu đã chào đón họ gia nhập rất nồng nhiệt. Bây giờ, các nước Đông Âu đang rất tỏ ra không vui với sự “theo dõi của người lớn” được cung cấp bởi các tổ chức đa quốc gia này (cũng giống như họ đã từng không vui với những quyết định đưa ra bởi Khổi Warsaw và Liên Xô).

Cả Brussels và Washington nên tôn trọng sự đa dạng ở vùng Đông – Trung Âu và đừng ép các nước thuộc Khối Warsaw cũ phải làm theo yêu cầu của EU và NATO trong vấn đề nước Nga. Các nước Đông Âu biết Chiến tranh Lạnh là gì và họ không muốn trải qua chuyện này thêm một lần nữa.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !