Đón khách đoàn Trung Quốc, Việt Nam lo mất thị phần

Đối tác gọi hỏi thông tin, chuẩn bị đón đoàn khách Trung Quốc đầu tiên là những tín hiệu vui khi Trung Quốc mở lại các tour khách đoàn đến Việt Nam từ 15/3. Song, việc đi sau các nước cùng rào cản cố hữu như thủ tục visa,... vẫn gây nhiều lo ngại.

Lượng khách sẽ tăng trưởng mạnh 

Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Lê Hồng Tú, Giám đốc Công ty BT Tour, cho hay, ngày 16/3 tới, công ty sẽ đoàn 16 khách Trung Quốc từ Thượng Hải hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Đây có thể coi là đoàn khách chính quy đầu tiên DN này đón được sau khi Trung Quốc quyết định đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn đợt 2 từ ngày 15/3. Phía DN cũng đang chờ thông tin chính thức từ nhà chức trách Trung Quốc. 

Từ đầu năm đến nay, BT Tour vẫn đón khách Trung Quốc nhưng chủ yếu là khách thương mại, thăm công xưởng kết hợp du lịch,... chứ không phải khách du lịch thuần túy. Theo ông Tú, để đón đoàn khách 16 này, phía DN và đối tác đã chuẩn bị từ rất lâu. 

Ông Tú dự đoán, lượng khách đoàn Trung Quốc đến Việt Nam thời gian tới sẽ tăng mạnh do vẫn bị dồn nén từ sau dịch Covid-19. Dù ít nhiều khó khăn về kinh tế nhưng tại thị trường 1,4 tỷ dân, nhu cầu đi tham quan các nước, đặc biệt là các điểm đến quen thuộc và tại các điểm đến có biển đảo trong khu vực Đông Nam Á, vẫn rất lớn. 

Quan trọng là chúng ta có chiến lược gì, chuẩn bị sản phẩm ra sao và có cùng đoàn kết để đón khách không, theo ông Tú.

 Trung Quốc là thị trường outbound lớn nhất thế giới với gần 155 triệu lượt khách đi du lịch nước ngoài năm 2019. (Ảnh: hapskorea)

Bà Nguyễn Thị Hải Nam, Phó Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Lữ hành quốc tế Toàn cầu Việt Nam, cũng chia sẻ, ngay sau khi có tin vui, rất nhiều đối tác phía Trung Quốc, đặc biệt là đối tác khách charter (thuê cả chuyến bay) gọi điện hỏi về tình hình mở lại đường bay giữa hai nước, đặc biệt là đến các điểm du lịch Khánh Hòa, TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng... ; về thủ tục visa, giá cả khách sạn, tình hình hướng dẫn viên, dịch vụ tại các điểm đến.

Năm 2019, DN này đón được 100.000 khách Trung Quốc, chủ yếu bay charter, nhưng từ đầu năm 2023 đến nay, con số đó chỉ trên dưới 1.000 khách. Bà Hải Nam cho rằng, phải đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, các chuyến bay charter mới khởi động trở lại. Bà kỳ vọng, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam năm nay sẽ khôi phục 30% so với trước dịch (2019). 

Theo ông Phạm Minh Nhựt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang (Khánh Hòa), thành phố đã sẵn sàng đón khách quốc tế, trong đó có khách Trung Quốc, ngay từ khi Việt Nam mở cửa du lịch (15/3/2022), nên không bị động. 

Không chỉ là sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, Nha Trang có thêm du lịch sinh thái, đồng quê, du lịch trải nghiệm… Hiện nay, hầu hết các cơ sở lưu trú trên địa bàn TP đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, còn khoảng 120 cơ sở lưu trú, với tổng số khoảng 6.000 phòng, còn đóng cửa, một phần cũng do thiếu vắng khách Trung Quốc.

Ông Nhựt thông tin, từ 21-23/3, có 6 chuyến charter đưa khách Trung Quốc, từ Thành Đô, Hồ Nam, Hợp Phi (Trung Quốc) đến Cam Ranh, với khoáng 200 khách mỗi chuyến. Còn từ 26/3-28/10, theo thống kê chưa đầy đủ, có 49 chuyến charter dự kiến được thực hiện, đưa hàng chục nghìn khách Trung Quốc tới Việt Nam.

Miếng bánh đã bị chiếm phần

Trung Quốc là thị trường khách nguồn mà bất kỳ quốc gia nào cũng nhắm tới. Tại Việt Nam, năm 2019, khách Trung Quốc chiếm tới gần 1/3 tổng lượng khách quốc tế, với khoảng 5,8 triệu lượt. Với mức chi tiêu trung bình 1.022 USD cho một chuyến đi, cao hơn một số thị trường gần như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á, việc Trung Quốc mở lại tour đoàn đến Việt Nam là cực kỳ quan trọng để ngành du lịch hoàn thành và vượt mục tiêu đón 8 triệu khách trong năm nay.

 

Tỷ trọng khách Trung Quốc trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng dần, từ 23% vào năm 2015 lên 32% vào năm 2019. (Ảnh: ippworld)

Tuy nhiên, chuyên gia du lịch Nguyễn Đức Chí lo ngại, Thái Lan, Malaysia, Singapore,... đã đón khách đoàn Trung Quốc trước Việt Nam hơn 1 tháng, đã có cả booking series cho cả tháng. Việc Việt Nam được đưa vào thí điểm đợt hai, chậm hơn các nước, sẽ vấp phải cạnh tranh gay gắt ngay tại khu vực. 

Mặc dù chúng ta cũng là điểm đến truyền thống, quen thuộc của khách Trung Quốc, nhưng “miếng bánh ngon” các nước đã chiếm phần lớn, còn việc đi sau đón được lượng khách thế nào phụ thuộc vào tốc độ khôi phục đường bay, việc đàm phán liên hệ với đối tác để chuẩn bị sản phẩm, giá cả hợp lý, rồi công tác tiếp thị quảng bá,...

Lãnh đạo một DN du lịch lớn cũng cho rằng, khi Trung Quốc mới mở cửa, Thái Lan và Malaysia đã ồ ạt đón được dòng khách lớn, bùng nổ sau 3 năm bị nén chặt. Việt Nam đi sau nên đã bị lỡ cơ hội. Nhưng chúng ta có thể kỳ vọng vào giai đoạn 1/5, khi Trung Quốc có nghỉ lễ Quốc tế lao động khá dài. 

Theo ông, với việc Trung Quốc cho phép mở lại tour khách đoàn, nên về nguồn khách, ban đầu hầu hết sẽ là các chuyến charter, do các công ty du lịch tại nước sở tại đưa tới, chứ chưa có khách đi theo các chuyến bay thương mại. Vấn đề là các DN du lịch Việt Nam cần chuẩn bị năng lực để tiếp nhận và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách.

Ông Lê Hồng Tú cho rằng, rào cản cần tháo gỡ ngay là vấn đề visa, vì đây là nút thắt cổ chai đã được kiến nghị rất nhiều. Ông đề xuất cần mở rộng diện công ty được tiếp cận dịch vụ này, thay vì còn hạn chế số lượng như hiện nay. 

Bà Hải Nam phân tích, chính sách visa với khách đoàn Trung Quốc thì không có nhiều lo ngại, nhưng với khách lẻ hay khách nhóm không thông qua công ty du lịch vẫn rất khó khăn, thậm chí còn có nhiều yêu cầu rắc rối hơn trước dịch, như xin visa phải có thông tin về chương trình tour, hướng dẫn viên,...

Ngoài ra, theo ông Tú là vấn đề về vận chuyển, chi phí đang khá cao do giá xăng tăng, xe lại thiếu. Nhân sự du lịch thì bỏ nghề. Các nhà hàng, khách sạn nhiều nơi mới bắt đầu mở lại, hoặc có khách vào mới khôi phục hoạt động. Bù lại, giá phòng khách sạn một số địa phương như Nha Trang, Đà Nẵng lại rẻ, như trước đây khách sạn 4 sao giá phòng 1-1,2 triệu đồng/phòng/đêm, nay giảm còn một nửa.

Mạnh Hà

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.