Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản lần thứ hai

Tại Đối thoại, hai bên đã đề cập đến tình hình an ninh có liên quan đến hai nước và bàn về các biện pháp cụ thể để xúc tiến hợp tác quốc phòng. Hai bên cũng đi sâu thảo luận các vấn đề lớn như an ninh phi truyền thống, vấn đề hạt nhân, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, vấn đề an ninh biển, chống cướp biển…
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản lần thứ hai - ảnh 1
Tàu sân bay chở trực thăng Hyuga của Nhật Bản được đánh giá là có khả năng tác chiến tương đương các tàu sân bay hiện đại của Mỹ

Ngày 98, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã tham dự Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Nhật Bản lần thứ hai tại Nhật Bản. Cuộc đối thoại diễn ra trong khuôn khổ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản. Tại Đối thoại, hai bên đã đề cập đến tình hình an ninh có liên quan đến hai nước và bàn về các biện pháp cụ thể để xúc tiến hợp tác quốc phòng. Hai bên cũng đi sâu thảo luận các vấn đề lớn như an ninh phi truyền thống, vấn đề hạt nhân, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, vấn đề an ninh biển, chống cướp biển…

Liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo, hai bên khẳng định tính cần thiết của việc giải quyết các tranh chấp và khác biệt bằng biện pháp hòa bình, tránh xung đột vũ trang, kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Hai bên thống nhất hỗ trợ nhau về năng lực nghiên cứu, quản lý vùng biển và tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế để xây dựng những quy định, quy tắc ứng xử trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, đảm bảo không xảy ra xung đột hoặc mất ổn định.

Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Nhật Bản là cơ hội để hai nước cùng đánh giá lại và cụ thể hóa quan hệ hợp tác quốc phòng kể từ khi ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi quốc phòng. Tại Đối thoại lần này, hai bên đã đề cập đến các lĩnh vực hợp tác cụ thể như trao đổi đoàn, đào tạo nhân lực, công nghiệp quốc phòng, chia sẻ kinh nghiệm về hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, an ninh biển. Về hợp tác công nghiệp quốc phòng, hai bên khẳng định sẽ cùng hợp tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, hai bên cũng bàn về việc hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực gìn giữ hòa bình. Phía Việt Nam đã thông báo với Nhật Bản kế hoạch tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ của Việt Nam. Nhật Bản đánh giá cao việc Việt Nam tham gia lực lượng này và bày tỏ sẵn sàng tăng cường hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn đầu về kỹ thuật, phương pháp quản lý cũng như tiếng nói trên các diễn đàn quốc tế.

Nhật Bản ủng hộ cao việc Việt Nam đưa ra sáng kiến “hành động mìn nhân đạo” trong hội nghị ADMM+ tới đây tại Bru-nây. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ của Nhật Bản nhằm khắc phục hậu quả chất độc da cam/đi-ô-xin.

* Trước đó, sáng 8-8, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã đến chào xã giao Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản I-chư-nô-ri Ô-nô-đê-ra (Itsunori Onodera). Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Việt Nam mong muốn tăng cường thúc đẩy hợp tác quốc phòng đầy đủ, toàn diện, tin cậy và hiệu quả với Nhật Bản, vì lợi ích của hai nước và đảm bảo hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực.

Trong thời gian làm việc tại Nhật Bản, đoàn đã đi thăm trung tâm gìn giữ hòa bình và thăm một số đơn vị thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Đoàn cũng đã ghé thăm Tập đoàn Sojizt để nghe giới thiệu về công trình nghiên cứu xử lý chất độc da cam/đi-ô-xin bằng công nghệ nghiền nguội. Công nghệ xử lý mới của Sojitz, nếu thành công, sẽ là công nghệ có nhiều ưu việt và có tiềm năng ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam trong tương lai.

Nguồn: HỮU THẮNG (QĐND)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !