Vở kịch 10 năm ly hôn: Chỉ là tâm lý sĩ diện hão của cha mẹ Việt

Mấy ngày nay Facebook tràn ngập chia sẻ vở kịch ly hôn sau 10 năm. Mười năm trời sống chung nhà mà như hai người dưng, tiền ai nấy xài, mạnh ai nấy sống, vì con mà sống, tới ngày con vào đại học thì lập tức ly hôn - làm thế phải chăng vì sĩ diện hão?

Đó là quan điểm của độc giả Trương Hoàng Hưng (Texza, Hoa Kỳ) về chủ đề 10 năm ly hôn, đợi con vào đại học mới chia tay.

Để có cái nhìn đa chiều từ chính độc giả, Infonet xin đăng tải bài viết của độc giả Trương Hoàng Hưng về vấn đề này. Xin lưu ý, trong bài có một số ngôn từ khá "thoáng" hoặc theo phong cách "teen" cũng được Infonet giữ nguyên để tôn trọng độc giả!

*****

Vở kịch 10 năm ly hôn: Chỉ là tâm lý sĩ diện hão của cha mẹ Việt. Ảnh minh họa

Bà con mình, nhất là mấy cô đang share ầm ầm, nào là trả thù 10 năm không muộn, nào là thanh cao hy sinh, nào là hả hê cho mày biết tay, nào là share nhẹ cho chồng xem nhé... Tôi đọc xong thấy tội nghiệp cả nhà 3 người trong câu chuyện. Cũng không định viết cái gì, coi như đọc giải trí thôi.

Nhưng mà cứ share đi share lại hoài, bữa nay "quởn" nên tám môt chút với các bạn. Các bạn hãy tưởng tượng, cả nhà sống trong một vở kịch 10 năm trời, tôi bảo đảm cả 3 nhân vật trong "vở kịch" này đều là nạn nhân, không có ai là vui.

Người vợ sống với chồng trong tâm thế chờ ngày li dị suốt 10 năm. Trong mười năm này hẳn là không có niềm vui, hạnh phúc gia đình. Nếu ra vẻ thì cũng là giả tạo, đóng cho tròn vai mà thôi. Sống vậy nó mới nặng nề làm sao?

Đời người có mấy cái 10 năm?

Đời người có mấy cái 10 năm, một khi qua đi sẽ không bao giờ có lại được, hơn nữa mỗi 10 năm là một giai đoạn khác nhau của cuộc đời. 10 năm tuổi trẻ 20 thừa nhiệt huyết nhưng thiếu sâu lắng, 10 năm tuổi trung niên 30 đầy chông gai tranh đấu nhưng thiếu sự cảm thông thấu hiểu cuộc sống.

10 năm 40 sồn sồn đang trên đỉnh cao của đời người mà cũng đầy trách nhiệm, 10 năm 50 chớm già bắt đầu tập bỏ xuống để tìm an vui. Tưởng là dũng cảm, nhưng mất mát của 10 năm khó mà bù đắp được.

Vì con, đó là lý do cao cả, nhưng thật sự đứa con có được hưởng lợi từ sự hy sinh này không? Đừng tưởng đứa nhỏ không biết gì, một khi nó có chút trí khôn là nó có thể nhìn thấy sự lãnh dạm trong gia đình nó, khi mà cha mẹ nó chỉ là hai diễn viên kịch mà thôi.

Hàng ngày khi khám bệnh, không ít lần người cha hay mẹ bảo chúng tôi vẫn tốt, thì ngay lập tức đứa nhỏ quay sang nhìn một cách khinh bỉ kín đáo. Con nít nước ngoài không phải kiểu "gọi dạ bảo vâng", có đứa còn nói thẳng là ba/mẹ nói láo. Trong con mắt của chúng nó, gia đình chỉ là một vở kịch giả dối mà thôi, mai này làm sao có thể tin vào sự tốt đẹp của gia đình chứ?

Người đàn ông thì vô tâm và cũng không có cơ hội thật sự hiểu được vợ mình hay có cơ hội sửa chữa. Đừng đòi hỏi người chồng phải hiểu cảm giác của mình, chuyện gia đình nếu có vấn đề thì ngồi xuống nói chuyện để cùng nhau giải quyết, chừng nào nói hoài cũng thế mà không chịu nổi thì thôi chia tay. Gia đình phải nói chuyện với nhau để hiểu nhau thì mới tìm ra giải pháp, im ỉm thì bố thằng nào mà biết được.

Hai vợ chồng tôi gần hai chục năm đâu phải lúc nào cũng hạnh phúc, cũng đã có những lần trên bờ vực li dị, nhưng nhờ có thể nói chuyện với nhau và cùng nhau thay đổi nên mới có ngày hôm nay. Còn sống chỉ để chờ ngày li dị thì thôi còn gì để nói nữa, 10 năm là 3.650 ngày trong cảm giác đó, nó mệt mỏi lắm, bào mòn con người ta ghê gớm lắm.

Trong vở kịch 10 năm này, ai cũng là người đau khổ (cha mẹ, đứa con), chi bằng không giải quyết được thì chia tay, biết đâu sẽ có lại được thêm 8-9 năm bình yên hạnh phúc.

Qua chuyện này tôi thấy một số vấn để của người Việt:

- Tâm lý sĩ diện của cha mẹ người Việt, thà là con gái mình đau khổ, thà là biết con không hạnh phúc, chứ li dị là mất mặt với thiên hạ.

Thiên hạ không nuôi mình ngày nào, cuộc sống mình hạnh phúc hay không là do mình quyết định, tại sao lại để thiên hạ quyết định vậy? Hy sinh con vì sĩ diện hão là ích kỷ. Ngày nào vì con mà hy sinh, tại sao bây giờ lại không thể?

- Tâm lý vì con chưa chắc là chuyện tốt, nuôi con dù thiếu cha hay mẹ mà đủ tình thương và chăm sóc chu đáo còn tốt hơn nuôi con trong sự hạnh phúc giả tạo, hoặc tệ hơn nữa trong sự bạo hành, ngược đãi.

- Tâm lý kì thị những người mẹ đơn thân. Mẹ đơn thân thì có gì xấu. Đã đến lúc nên bỏ đi những suy nghĩ cổ hủ như thế này.

- Đàn bà nên giảm bớt sự lệ thuộc vào đàn ông, còn đàn ông thì phải nên học cách chia sẻ với vợ trong cuộc sống. Bên đây tui rửa chén, trông con, dạy con học, làm việc nhà là chuyện thường ngày.

Mười năm dài lắm, nhìn lại có khi sẽ hối tiếc vì đã để nó trôi qua trong vô nghĩa. Chuyện của ai thì người nấy biết. Ai thấy hy sinh 10 năm vì con xứng đáng cũng không sao, nhưng riêng tôi thì thấy... tội nghiệp lắm!

Trương Hoàng Hưng (Texza, Hoa Kỳ)
Từ khóa: Con vào đại học mới ly hôn con vào đại học xong ly hôn 10 năm ly hôn đợi 10 năm ly hôn

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !