Tây Nguyên: “Đối với cát tặc cần phải xử lý thẳng tay”

Như đã nói ở bài viết trước, các doanh nghiệp khai thác cát ở Đắk Lắk và Đắk Nông đã cố tình vi phạm, cho tàu khai thác vào ban đêm, hút cát sát vào bờ để đạt được lợi ích của mình.

Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp mua lại đất của người dân, tự thành lập bến bãi tập kết cát khiến cho cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn đối với việc giám sát, quản lý sản lượng, khối lượng.

Bài toán khó?

Theo tìm hiểu của PV Infonet, tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông có nhiều đoạn giáp ranh chỉ cách nhau một dòng sông. Bởi vậy, một số doanh nghiệp đăng ký, được cấp phép khai thác trên sông thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhưng lại mở bãi tập kết ở địa phận tỉnh Đắk Nông khiến cho việc quản lý sản lượng khai thác của cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn.

Tây Nguyên: “Đối với cát tặc cần phải xử lý thẳng tay” - ảnh 1

Các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc quyết liệt với nạn cát tặc, để người dân đừng mất đất, mất quyền lợi chính đáng của mình.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thiềm, Trưởng Phòng quản lý Khoáng sản-Sở TN&MT tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện tại, tỉnh chỉ cấp phép cho các doanh nghiệp được khai thác từ 20 ngàn đến 47 ngàn m3 cát/năm. Hằng năm, thanh tra Sở cùng kết hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác của các doanh nghiệp. Đồng thời, Sở cũng kiểm soát khối lượng, sản lượng khai thác của các doanh nghiệp qua số tàu, công suất hoạt động của các tàu, mức thuế hàng năm… Tuy nhiên, những doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mà tập kết cát ở tỉnh Đắk Nông thì không thể kiểm soát được.

Cũng theo ông Thiềm, việc đẩy lùi vấn nạn “cát tặc” và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp khai thác cát được cấp phép cần phải có sự phối hợp đồng điệu giữa các cơ quan ban ngành, từ cấp xã-huyện với lực lượng cảnh sát môi trường, công an đường thủy…thì mới mang lại hiệu quả.

Ông Thiềm trao đổi: “Quy định nêu rõ rồi, nếu phát hiện sai phạm trong quá trình khai thác cát, cấp xã có thể phạt hành chính tối đa 5 triệu đồng, cấp huyện được phạt tối đa 50 triệu đồng. Nếu địa phương nào để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nào để tàu cát lậu khai thác trên địa phận mình quản lý cũng phải chịu trách nhiệm”.

Tây Nguyên: “Đối với cát tặc cần phải xử lý thẳng tay” - ảnh 2

Cần phải chấn chỉnh lại hoạt động khai thác cát của doanh nghiệp.

Còn theo ông Đinh Văn Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk), khó khăn lớn nhất trong việc quản lý khai thác cát chính là việc giám sát sản lượng khai thác cát được cho phép và sản lượng khai thác thực tế của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn. Mặc dù, UBND huyện đã cử cán bộ xã, công an, cán bộ thuế trực tiếp giám sát việc khai thác cát của các doanh nghiệp nhưng vẫn không nắm được số liệu chính xác. Bởi lẽ, trên thực tế có không ít cá nhân mua cát nhưng không có nhu cầu xuất hóa đơn đỏ.

Xét một cách toàn diện, hiện tại vấn nạn “cát tặc” (tức những cơ sở khai thác cát chưa được cấp giấy phép) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cơ bản đã được đẩy lùi. Thế nhưng, việc các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh khai thác như thế nào, có vi phạm hợp đồng không thì đúng là rất khó có câu trả lời.

“Đối với “cát tặc”, phải xử lý thẳng tay"

Chúng tôi xin được trở lại với vấn đề đất sản xuất nông nghiệp bị sạt lở do khai thác cát. Trên thực tế, không ít người dân đã mất oan đất nhưng chẳng biết kêu ai, kiện ai. Có rất nhiều lý do dẫn đến vấn đề này, trong đó có sự thiếu quyết liệt của cơ quan chức năng, sự thiếu hiểu biết của người dân và cả sự “vô cảm” của những người khai thác cát, của các chủ doanh nghiệp.

Điển hình như trường hợp của anh Dương Văn Long (SN 1989, ngụ xã Cư Kty, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk), sau khi lấy vợ, anh được cha mẹ chia cho 2 sào đất để trồng mía. Thế nhưng, từ năm 2014, khi tàu cát liên tục khai thác trên sông Krông Ana thuộc địa bàn của xã Cư Kty thì số đất nói trên của anh đã bị sạt hết xuống sông. Anh cho biết, mình mất đất thì “cắn răng mà chịu” chứ không biết phải kiện ai. Cũng theo anh Long, ngoài anh ra còn rất nhiều bà con mất đất do nạn khai thác cát nhưng chẳng có ai đi kiện.

Tây Nguyên: “Đối với cát tặc cần phải xử lý thẳng tay” - ảnh 3

Theo ông Huỳnh Long Quốc, Trưởng Phòng TN&MT huyện Krông Nô, đối với “cát tặc”, phải xử lý thẳng tay.

Còn theo anh Sầm Tuấn Anh (SN 1978, ngụ xã Đắk Liêng, huyện Lắk), vì tàu khai thác cát cứ chĩa vòi vào hút ở bờ sông, khiến đất của anh bị sạt lở, cà phê sắp rớt xuống nước nên anh đã nổi nóng, đánh một người trên tàu cát và đang phải làm việc với công an.

“Họ khai thác cát nhưng không có lương tâm, cứ nhằm vào bờ để hút cho được nhiều. Tôi biết họ cũng là những người làm thuê, hút được nhiều cát thì nhận nhiều tiền. Thế nhưng, đừng vì đồng tiền của mình mà làm ảnh hưởng tới kế sinh nhai của người khác, như vậy bất nhân lắm!”, người nông dân này bày tỏ.

Theo tìm hiểu của Infonet, hiện tại, huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) là địa phương đã có những biệp pháp, hướng đi đúng đắn, vừa đẩy lùi vấn nạn “cát tặc”, vừa có biện pháp để “nắn” các doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong quá trình khai thác cát.

Như đã nói ở bài trước, từ những năm 2011-2012, trên sông Krông Nô, đoạn qua xã Buôn Choah (huyện Krông Nô) là nơi thường xuyên xảy ra những cuộc xô xát dẫn đến đổ máu giữa người dân và người khai thác cát. Bên cạnh đó, hai bên bờ sông qua xã Buôn Choah bị sạt lở nghiêm trọng, khiến người dân rất bức xúc.

Thế nhưng, vào tháng 3/2017, khi PV Infonet trở lại xã này, khung cảnh nơi đây đã hoàn toàn đổi khác. Dòng sông Krông Nô qua xã yên bình đến lạ, những điểm sạt lở ngày xưa nay cỏ cây đã mọc xanh tốt.

Tây Nguyên: “Đối với cát tặc cần phải xử lý thẳng tay” - ảnh 4

Hiện nay, tại xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, việc khai thác cát của các doanh nghiệp đã đi vào quy cũ.

Những người dân được hỏi đều cho biết, từ năm 2016 đến nay không còn tình trạng sạt lở đất. Hơn thế, tàu cát cũng hoạt động ít hơn, chủ yếu hút giữa lòng sông không lấn vào bờ như trước, cán bộ xã, huyện cũng thường xuyên có mặtđể kiểm tra, xử phạt những doanh nghiệp, tàu cát vi phạm nguyên tắc, quy định khai thác.

Theo ông Huỳnh Long Quốc, Trưởng Phòng TN&MT huyện Krông Nô, từ đầu năm 2016 đến nay, vấn nạn khai thác cát trái phép trên địa bàn huyện đã được đẩy lùi hoàn toàn. Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành tại địa bàn huyện Krông Nô cũng quản lý rất chặt chẽ những công ty, doanh nghiệp đã được cấp giấy phép khai thác cát trên địa bàn.

Ông Quốc cho biết: “Đối với “cát tặc”, phải xử lý thẳng tay, phải tịch thu phương tiện khai thác và xử phạt đích đáng thì mới mang lại hiệu quả. Hơn thế, huyện cũng quy trách nhiệm cho các doanh nghiệp phải tự quản lý, bảo vệ khúc sông được cấp phép khai thác. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm với bà con về những trường hợp sạt lở đất nông nghiệp. Nếu nguyên nhân sạt lở đất là do khai thác cát, các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đền bù, không thể bỏ qua quyền lợi chính đáng của người dân được”.

Trần Nhân - Thiên Ân – Sông Cài

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !