Tình người ở “làng khốn khổ”

Làng phong Văn Môn là một trong những làng phong lớn, lâu đời ở Việt Nam. Có thời điểm, hơn 2.000 bệnh nhân phong tìm về nơi này sinh sống.

Từng là những con người bị xa lánh, hắt hủi, nhiều người mắc bệnh phong quần tụ tại mảnh đất heo hút bên mép sông Hồng ở thôn Văn Môn, xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, Thái Bình.

Có thời, nơi đây được gọi là “làng khốn khổ”. Nay thì mọi chuyện đã khác…

Tình người ở “làng khốn khổ” 1

Ông Hoàng Ngọc Thủy (80 tuổi) đã sống, điều trị tại làng phong trên 55 năm.

Nơi cưu mang những mảnh đời bất hạnh

Từ TP Thái Bình, về làng phong Văn Môn bằng xe ô tô chỉ mất hơn 10 phút. Cảm giác về một làng phong xa xôi, heo hút không còn. Trên diện tích 53ha đất ven sông Hồng, làng được quy hoạch, xây dựng khá quy củ.

Bệnh viện Da liễu Thái Bình (cơ sở 2) gồm có khu điều hành, khu trung tâm kỹ thuật, khu bệnh nhân phong nội trú và khu làng phong, nơi sinh sống của những bệnh nhân đã được trở về cộng đồng, có gia đình.

Ông Hoàng Ngọc Thủy (80 tuổi), người đã có 55 năm sống ở làng phong kể quê ông ở thị xã Độc Lập (Hưng Hà, Thái Bình), nhưng từ khi phát bệnh phong, thì nơi này trở thành quê hương thứ hai của ông.

“Những năm trước, bệnh nhân phong bị kỳ thị ghê lắm. Chúng tôi về đây, được sống với những người cùng cảnh ngộ, không bị xua đuổi. Những ngày ấy vừa bệnh tật, vừa tự cày cuốc kiếm ăn, nên gọi là “làng khốn khổ”.

Nhưng khốn khổ cũng vẫn là có chốn mà dung thân, chứ ra ngoài không ai dám. Có tới hàng chục năm, tôi chưa từng đặt chân ra khỏi mảnh đất ven sông này. Giờ bệnh khỏi rồi, kỳ thị cũng bớt rồi, nhưng vẫn ở nơi này thôi, vì được các y, bác sỹ chăm sóc, vì có những mảnh đời giống mình”, ông Thủy kể.

Ở làng phong, có những câu chuyện tình đầy xúc động. Cụ Nguyễn Đức Bàng và cụ Đoàn Thị Thành, 90 tuổi, đều vào làng phong từ khi mới ngoài đôi mươi. Bị chính gia đình, bố mẹ, anh chị em xa lánh, hắt hủi, các cụ tưởng đời mình đã chấm dứt từ những năm tháng thanh xuân ấy.

Thế nhưng khi tìm về mảnh đất này, họ được an ủi, thấy được sự đồng cảm và nên duyên, cùng nhau chung sống hạnh phúc đến tận bây giờ. Cụ ông ốm thì cụ bà lo thuốc thang, chăm sóc. Cụ bà bệnh, cụ ông lại lo lắng chạy vạy ngược xuôi.

Ở làng phong trước đây đa phần là các cụ già, nhưng những năm gần đây xuất hiện thêm nhiều trẻ em, thanh thiếu niên. Bởi tại nơi này, những con người không may mắn đã tìm đến với nhau, nương tựa vào nhau và từ đó, hạnh phúc đã nảy mầm.

“Nhưng rồi, những đứa trẻ ở làng lớn lên, đi học cũng tìm cách tách khỏi làng, họa hoằn lắm mới quay trở lại thăm hỏi. Vì dù bệnh phong đã được chữa khỏi, dù kỳ thị xã hội đã vơi bớt, nhưng cái “gốc” làng phong vẫn như một rào cản cho bọn trẻ tự tin hòa nhập, thành đạt sau này”, ông Thủy ngậm ngùi.

Thế nhưng, dù còn nhiều khó khăn, làng phong Văn Môn vẫn đang giang đón thêm những phận đời không may mắn. Hai chị em song sinh Trương Thị An và Trương Văn Khánh, đều khoảng ngoài 20 tuổi không bị bệnh phong nhưng đã có 10 năm gắn bó với làng.

Cả hai em bị bệnh vảy nến bẩm sinh, thân hình dị dạng, da dẻ từ đầu đến chân đen nhẻm, sần sùi, bong tróc, mắt đỏ ngầu…

Theo các cán bộ của bệnh viện, An và Khánh bị cha mẹ vứt bỏ, người dân xa lánh, trước đây sống bơ vơ trong một căn nhà rách nát ở sườn đồi tại Thái Nguyên.

Hai chị em được các sơ ở nhà thờ Đông Thọ (thuộc giáo xứ Thái Sa, xã Vũ Vân, Vũ Thư) đón về, gửi vào sinh sống ở làng phong Văn Môn. Về nơi này, An và Khánh như tìm được gia đình, có chỗ ăn, chỗ ở, được chăm sóc, yêu thương.

“An và Khánh chỉ là 2 trong số nhiều hoàn cảnh phiêu bạt về làng phong này. Những mảnh đời bất hạnh gặp nhau, sẽ dễ cảm thông, chia sẻ, dễ sống cùng nhau hơn”, ông Bùi Văn Tý (80 tuổi), một công dân làng phong cho biết.

Từ trại dưỡng tế thành bệnh viện

Tình người ở “làng khốn khổ” 2

Sau đại dịch Covid-19, những đoàn thiện nguyện mang niềm vui trở lại đối với người dân làng phong.

Hơn trăm năm trước, bệnh phong là một trong “tứ chứng nan y” không chữa trị được, lại lây lan, nên người bị mắc bệnh phong đem đến nỗi sợ hãi cho những người khác, bị xua đuổi.

Thương cảm đối với những con người có số phận thiếu may mắn này, một vị giám mục tên là Pedro Muna Gomi đã thành lập một khu tập trung, cách ly những người bệnh phong nhằm thuận tiện cho việc chăm sóc, điều trị.

Và dải đất Văn Môn hoang hóa, heo hút ven con sông Hồng, xa nhà cửa, vắng người qua lại ngày ấy được lựa chọn làm địa điểm. Đến năm 1900, nơi này được đổi thành Trại Dưỡng tế Văn Môn.

Làng phong Văn Môn là một trong những làng phong lớn, lâu đời ở Việt Nam. Có thời điểm, hơn 2.000 bệnh nhân phong tìm về nơi này sinh sống. Gần 120 năm trôi qua, Trại Dưỡng tế xưa đã trở thành Bệnh viện phong Văn Môn.

Mới đây, sau khi thực hiện việc sáp nhập, cơ sở này được biết đến với cái tên mới là Bệnh viện Da liễu Thái Bình (cơ sở II), thuộc Sở Y tế tỉnh...

Trao đổi với PV Báo Giao thông, bác sĩ Nguyễn Thế Bê, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Thái Bình cho biết, thời điểm hiện tại, 174 cán bộ, nhân viên của bệnh viện đang chăm sóc, điều trị cho tổng cộng 104 bệnh nhân, trong đó có 80 bệnh nhân cao tuổi, đã sống, lưu trú ở làng phong 50 - 60 năm.

“Thực tế thì ở đây không còn bệnh nhân phong, vì từ lâu bệnh này đã được “thanh toán” ở Thái Bình. Họ chỉ là người tàn tật do bệnh phong thôi.

Riêng khu làng phong, dù chưa thật khá giả vì 154 hộ trong làng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, nhưng làng cũng đang hòa nhập cùng sự phát triển, đi lên của địa phương. Làng có chi bộ Đảng và đầy đủ các chi hội đoàn thể”, bác sĩ Bê cho hay.

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, vừa qua, từ chính sách hỗ trợ xi-măng của tỉnh Thái Bình, các hộ dân trong làng đã thực hiện hiến, góp đất, đóng góp ngày công để mở rộng, bê-tông hóa đường làng.

Ngay tại làng cũng đã có trường mầm non. Đời sống tâm linh của người làng cũng thỏa nguyện khi ngoài nhà thờ giáo xứ Đông Thọ còn có chùa Văn Môn…

Theo bác sĩ Nguyễn Thế Bê, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Thái Bình, tùy mức độ bệnh tật, 104 bệnh nhân làng phong Văn Môn đang được hưởng trợ cấp của Nhà nước, với các mức 1.080 nghìn, 810 nghìn và 210 nghìn đồng/tháng.

Các đoàn hỗ trợ, tổ chức và cá nhân thiện nguyện vẫn thường xuyên thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ để cuộc sống người dân làng phong ngày càng ổn định, hạnh phúc hơn…

Theo baogiaothong.vn

Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn

Nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024, với mong muốn mọi người, mọi nhà được đón Tết an vui, đầm ấm, Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách trên cả nước.

Chơi hụi online, 3 chị em gái mất tiền tỷ, còn bị thách 'kiện tưng bừng đi'

Với hình thức huy động góp phường (hụi) online trên mạng xã hội, hàng chục người ở Nghệ An bị chủ phường tuyên bố không có khả năng trả nợ, trong đó trường hợp đặc biệt là một gia đình có 3 chị em cùng tham gia.

Người đàn ông miền Tây hơn 10 năm vận động trồng cây thuốc chữa bệnh miễn phí

Hơn 10 năm nay, lương y Phạm Văn Hiểm miệt mài 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', vận động bà con trồng cây thuốc nam, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Người mẹ kể lại thời khắc bố bạo hành con gái rạn xương vai

Khi bố đang hát với bạn, cháu bé cứ đòi mẹ mở sang tivi để xem. Thấy vậy, người mẹ mang con ra ngoài đánh thì xảy ra sự việc bố bạo hành con gái rạn xương vai.

Những buổi ‘hẹn cùng thanh xuân’ dành riêng người cao tuổi

Chương trình truyền hình thực tế “Có hẹn cùng thanh xuân”, do Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV tổ chức, sắp lên sóng VTV3 ngày 22/10, gửi gắm thông điệp tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người đến người cao tuổi.

Đà Nẵng: Mang 'Ba Na Hills xuống phố'

Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà vừa đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills - một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2023 ‘đốn tim’ cộng đồng runner

Ban Tổ chức giải chạy VPIM 2023 vừa công bố hình ảnh áo đấu và huy chương VPIM 2023 trên fanpage, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng runner.

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón năm học mới

Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước.

Khám phá thiên đường ẩm thực Bà Nà Hills

Nếu bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon quên lối về khi đến Bà Nà Hills, bạn đã bỏ lỡ một trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ bậc nhất trong chuyến du hí tại thành phố bên sông Hàn.

Hơn 1 triệu ly sữa đón học sinh vùng khó đến trường

Vào năm học mới 2023-2024 sắp tới đây, hàng chục ngàn em nhỏ tại nhiều điểm trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em sẽ tiếp tục nhận sữa từ Vinamilk và Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam, hoàn thành cam kết trao tặng 1,5 triệu hộp sữa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !