Đổi thay nơi bản làng của người Chứt ở Hà Tĩnh khi mùa Xuân về

Vốn sống du canh, du cư trong tận rừng sâu, tách biệt hoàn toàn với xã hội nên còn lắm hủ tục. Sau khi được Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phát hiện đưa về định cư tại bản Rào Tre, đồng bào dân tộc Chứt đã biết trồng trọt, chăn nuôi và làm chủ cuộc sống.

Đề án 2571 của UBND tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng 2 dãy nhà kiên cố cho 11 hộ dân với 43 nhân khẩu người dân tộc Chứt ổn định cuộc sống.

Từ trong hang đá...

Người Chứt (còn gọi là người Sách, người Rục, Arem, Mã liềng, Xá lá Vàng) là một dân tộc ít người, sinh sống trong rừng sâu thuộc miền Trung Việt Nam và Lào.

Khoảng cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, tại khu vực Hương Khê xuất hiện một số “người lạ” nói tiếng Kinh không sõi. Họ xuống chợ đổi chim, thú để lấy gạo, muối, dao, kéo. Đây là nhóm người sống du canh, du cư trong tận rừng sâu, trong các hang đá; cuộc sống chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm. Nhưng rồi nhóm người này lại... biến mất.

Năm 1991, trong quá trình tuần tra biên giới, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (BĐBP) lại phát hiện một nhóm chừng 20 người thuộc dân tộc Chứt, sống trong các hang động trên dãy Trường Sơn sát biên giới Việt - Lào.

Nhiều hộ dân đã biết rào vườn để trồng các loại rau.

Do cuộc sống du canh, du cư trong tận rừng sâu, tách biệt hoàn toàn với xã hội văn minh nên người Chứt có khá nhiều hủ tục như: hôn nhân cận huyết khiến cho trẻ em bị dị dạng, sức khỏe yếu ớt.

Khi sinh con họ phải vào trong rừng sâu, hoặc ra bờ suối, không được sinh con trong nhà nên dễ bị nhiễm trùng, có khi dẫn đến tử vong. Họ vẫn tin rằng, mọi ốm đau bệnh tật là do ma rú nên hễ có người bị bệnh là mời thầy mo đến cúng.

Sau khi phát hiện, BĐBP Hà Tĩnh đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động đưa nhóm người này về định cư tại vùng khe Noong ở bản Rào Tre, dưới chân dãy núi Kà Đay, bên dòng sông Ngàn Sâu thuộc xã Hương Liên (huyện Hương Khê).

Khi mới về Rào Tre, với lối sống du canh du cư cho nên việc thích nghi với cuộc sống định canh định cư là vấn đề hết sức nan giải. Ban đầu, Tổ công tác cắm bản BĐBP Hà Tĩnh phải tiếp cận, làm quen, tạo sự gần gũi, đồng thời giúp dân làm nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, chăm sóc con cái và dạy chữ cho họ.

Ngoài trồng rau, người Chứt đã biết trồng cây ăn quả...

Đến cuộc sống văn minh

Đến năm 2012, bản Rào Tre được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ cấp quốc gia, 100% người dân biết nói tiếng Kinh. Hiện nay, bản Rào Tre có hàng chục học sinh đã và đang học văn hóa tại trường dân tộc nội trú, nhiều thanh niên nhập ngũ, hai sinh viên đã tốt nghiệp Đại học.

Song song với việc tuyên truyền, vận động người dân tộc Chứt xóa bỏ các hủ tục, BĐBP Hà Tĩnh còn giúp họ cách trồng lúa nước, làm vườn, chăn nuôi trang trại phát triển kinh tế. Đồng thời duy trì các lễ hội truyền thống của đồng bào như: Tết Lấp Lỗ (tháng 7, sau mùa gieo trồng), Tết Chăm Cha Bới (mừng cơm mới vào tháng 11 sau khi thu hoạch).

Do nhu cầu tách giãn dân của các hộ mới lập gia đình chưa có nhà ở, tháng 5/2018, hai dãy nhà tái định cư gồm 11 ngôi nhà 2 tầng kiên cố, thuộc đề án 2571 của UBND tỉnh Hà Tĩnh được cấp cho 11 hộ với 43 nhân khẩu. Ngoài ra, các hộ dân ở khu tái định cư còn được cấp hơn 2 héc ta rừng để sản xuất, phát triển kinh tế.

Ngoài ra đồng bào còn biết làm chuồng để chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tính đến tháng 1/2020, bản Rào Tre có 42 hộ với 150 nhân khẩu, trong đó có 8 khẩu là dân tộc Kinh vào lấy vợ, lấy chồng người Chứt được Nhà nước hỗ trợ 30 triệu đồng làm đám cưới.

Hầu hết đồng bào đã có nhà kiên cố hóa. 100% số dân được sử dụng nước sạch sinh hoạt. Hệ thống điện sáng, đường giao thông, trường học, trạm y tế được đáp ứng đầy đủ. Nhà Văn hóa đang được hoàn thiện để đưa vào hoạt động. Nhiều hộ sắm được xe máy, ti vi, dàn nhạc, bếp gas.

Điểm trường mầm non của dân tộc Chứt.

Từ cuộc sống lệ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của Nhà nước và BĐBP, giờ đây người Chứt đã từng bước làm quen với tập quán định canh, định cư, biết cách làm ăn dần đẩy lùi được đói nghèo, lạc hậu.

Nhiều hộ đã có ý thức, biết rào vườn để trồng rau, trồng chuối; làm chuồng để chăn nuôi trâu bò, lợn, gà; biết xây dựng mô hình kinh tế tăng gia sản xuất trồng lúa, ngô, cây ăn quả. Thời gian rỗi rãi thì người Chứt lên rừng kiếm củi, lấy mật ong, lá nón, mây, giang về bán.

Ngoài ra, một số người đàn ông trong bản còn biết đi làm thuê để có thêm thu nhập cho gia đình, từng bước bắt nhịp với cuộc sống văn minh, hòa nhập với xã hội.

Nhà Văn hóa tại bản Rào Tre được đầu tư hơn 6 tỷ đồng đang hoàn thiện đưa vào sử dụng

Trao đổi với PV Infonet, Thiếu tá Phạm Đình Minh, Cán bộ BĐBP tăng cường cắm bản Rào Tre cho biết: “Thông thường, những ngày cuối năm, có rất nhiều đoàn thuộc các tổ chức, cá nhân, mang theo bánh chưng, kẹo bánh, nhu yếu phẩm đến hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào ăn tết. Năm nay, Đồn Biên phòng cũng phối hợp với chính quyền xã Hương Liên tổ chức làm thịt lợn rồi chia cho bà con cùng chung vui ăn Tết”.

Cũng theo Thiếu tá Minh, trước đây cuộc sống của người Chứt lệ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của Nhà nước thì đến nay họ đã biết tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước thoát khỏi đói nghèo để làm chủ cuộc sống của mình.

Trần Hoàn
Từ khóa: Người Chứt Dân tộc Chứt Bản Rào Tre Xã Hương Liên Bộ đội Biên phòng Đổi thay Phát triển Tết Huyện Hương Khê

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !