Đòi ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, Bộ Tài chính đã sai?

Với lượng cổ phiếu đang lưu hành, trong trường hợp BIDV và Vietinbank chi trả cổ tức tiền mặt tương ứng ở mức 8,5% và 8%, Bộ Tài chính sẽ thu về khoảng 2.700 tỷ đồng từ BIDV và 1.900 tỷ đồng từ Vietinbank.

Bộ Tài chính vừa gửi công văn chính thức tới Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên quan tới vấn đề chi trả cổ tức bằng tiền mặt của 2 ngân hàng BIDV và Vietinbank cho kết quả lợi nhuận năm 2015.

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị NHNN với tư cách là người đại diện vốn ở 2 ngân hàng này tiến hành bỏ phiếu lại để quyết định chi trả cổ tức tiền mặt, thay vì cổ tức bằng cổ phiếu như Đại hội đồng cổ đông vừa qua đã quyết định. Theo lý lẽ của Bộ Tài chính, kiến nghị này phù hợp với một số Nghị quyết và Thông tư liên quan tới vấn đề quản lý ngân sách nhà nước, đặc biệt là việc thu hồi cổ tức tiền mặt từ các doanh nghiệp và ngân hàng có vốn nhà nước chi phối.

Sửa làm sao khi “ván đã đóng thuyền”?

Dường như, Bộ Tài chính đã tính toán khoản thu cổ tức tiền mặt từ các ngân hàng này trong việc dự toán thu ngân sách năm 2016. Đây là khoản thu đáng kể trong bối cảnh ngân sách quốc gia đang hạn hẹp.

Tuy đề xuất của Bộ Tài chính là vậy nhưng việc đề cao tỷ lệ an toàn vốn sẽ khiến các ngân hàng phải cân nhắc. Sau khi có công văn của Bộ Tài chính gửi NHNN, ông Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc Vietinbank khẳng định, ngân hàng này đã đề nghị Bộ Tài chính cho giữ lại lợi nhuận và không chi trả cổ tức tiền mặt. Mặc dù, điều đó dường như ngược lại so với những nội dung trong công văn kiến nghị của Bộ Tài chính.

Trao đổi với PV Infonet, Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ nhiệm CLB Pháp chế Hiệp hội Ngân hàng, Chủ tịch Công ty Luật BASICO cho biết, Bộ Tài chính không có quyền gì để can thiệp vào quyết định chia cổ tức của ngân hàng thương mại cổ phần. Bộ chỉ có thể khuyến nghị người đại diện quản lý vốn cổ phần của Nhà nước tại ngân hàng. Tuy nhiên, việc có được chấp nhận hay không cần phải không được trái với quy định của pháp luật.

“Trong trường hợp này, đề nghị đã quá muộn, vì vấn đề đã được Đại hội đồng cổ đông quyết định theo đúng luật và Điều lệ. Vì vậy, việc thay đổi là trái với quy định của pháp luật,” Luật sư Trương Thanh Đức khẳng định.

Tuy nhiên, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng Nhà nước có thể làm theo cách khác nếu vẫn muốn nhận được tiền mặt. Chẳng hạn như có thể đề nghị tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để xem xét quyết định lại việc chia cổ tức, hoặc Nhà nước… thoái vốn để thu tiền về.

“Cả hai cách này đều dẫn đến việc Nhà nước sẽ không dùng cổ tức (càng không có nguồn khác) để tăng vốn điều lệ và sẽ làm giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại các ngân hàng. Trường hợp cổ đông Nhà nước quyết định không tăng vốn điều lệ, thì sẽ giữ nguyên được tỷ lệ sở hữu, nhưng lại gây khó khăn lớn cho các ngân hàng trong việc tăng vốn, tăng trưởng quy mô, khả năng cạnh tranh và ảnh hưởng đến tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động”, Luật sư Trương Thanh Đức phân tích.

Đòi ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, Bộ Tài chính đã sai? - ảnh 1

BIDV đã quyết định sẽ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ở mức 8,5% mệnh giá từ lợi nhuận năm 2015.

Lợi bất cập hại

Với vai trò là đại diện phần vốn nhà nước, NHNN hiện đang nắm giữ 95,28% vốn điều lệ của BIDV và 64,46% vốn điều lệ của Vietinbank. Do đó ý kiến của NHNN có tính chất quyết định chủ đạo trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp “ván chưa đóng thuyền”. Hơn nữa, với thực trạng tỷ lệ an toàn vốn hiện đang rất thấp ở cả BIDV (9,01% đối với ngân hàng mẹ và 9,8% đối với hợp nhất) và Vietinbank (khoảng 10%), Đại hội đồng cổ đông mới diễn ra đã đồng ý với kiến nghị của Ban điều hành về phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng tỷ lệ an toàn vốn.

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2016, BIDV đã quyết định sẽ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ở mức 8,5% mệnh giá từ lợi nhuận năm 2015 (trước đó, kế hoạch là 10% cổ tức tiền mặt). Trong khi đó, Đại hội đồng cổ đông của Vietinbank đã quyết định sẽ không chi trả cổ tức năm 2015 do đang vướng thủ tục M&A với PGBank. Vietinbank  cũng thường chi trả khoảng 10% cổ tức tiền mặt trong những năm gần đây.

Với lượng cổ phiếu đang lưu hành, trong trường hợp BIDV và Vietinbank chi trả cổ tức tiền mặt tương ứng ở mức 8,5% và 8%, Bộ Tài chính sẽ thu về khoảng 2.700 tỷ đồng từ BIDV và 1.900 tỷ đồng từ Vietinbank.

Trong trường hợp 2 cơ quan chức năng không thể đạt được thỏa thuận phù hợp, rất có thể vấn đề này sẽ được trình lên Chính phủ để xin ý kiến. Như vậy, việc này sẽ đẩy cả BIDV và Vietinbank vào tình huống khó xử khi cả hai đang cố gắng để tăng thêm vốn, việc phát hành cổ tức bằng cổ phiếu là một quãng nghỉ phù hợp để 2 ngân hàng có thêm thời gian thu xếp vốn.

Trong khi đó, nếu buộc phải chi trả cổ tức bằng tiền mặt, cả BIDV và Vietinbank sẽ phải chi trả cho cổ đông nói chung chứ không phải chỉ riêng cổ đông nhà nước. Việc này sẽ được cổ đông chào đón trong ngắn hạn nhưng lại dẫn đến hậu quả trong trung và dài hạn như tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ bị chậm lại và kết quả kinh doanh nửa cuối năm khiêm tốn sẽ không tác động tích cực tới giá cổ phiếu của BIDV và Vietinbank trong vài tháng tới.

Nguyễn Tuân

TCA phân phối sản phẩm bảo hiểm FWD

Ngày 22/10/2024, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và Công ty Cổ phần TC Advisors (TCA) đã ký thoả thuận hợp tác, theo đó TCA trở thành Đại lý tổ chức phân phối sản phẩm bảo hiểm cho FWD Việt Nam.

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cho chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến 28/2/2025, SHB triển khai loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax trị giá 37 triệu đồng, tổng giá trị quà tặng của chương trình lên tới 5 tỷ đồng.

Tiêu chí lựa chọn máy lọc nước chất lượng

Máy lọc nước là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thường được sử dụng lâu dài trong nhiều năm. Người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn máy lọc nước tốt, chất lượng và an toàn để cả gia đình an tâm sống khỏe.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Chi 17.400 tỷ gom mua, hàng Vip và ‘quý tộc’ Trung Quốc về chợ Việt giá rẻ bèo

Các thương nhân, doanh nghiệp Việt đã chi ra khoảng 17.400 tỷ đồng trong 9 tháng qua để mua rau quả Trung Quốc. Theo đó, rau quả Trung Quốc được bày bán la liệt chợ Việt, hàng Vip và hàng “quý tộc” được bán với giá rẻ bèo.

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Quả ‘thần dược’ của Trung Quốc tràn sang chợ Việt, giá chỉ 30.000 đồng/kg

Được ví như vị thuốc “thần dược”, hồng táo Trung Quốc đang ồ ạt tràn sang chợ Việt và bán với giá rẻ chưa từng có, thấp nhất từ trước đến nay.

CAEXPO: Sữa yến mạch TH true OAT nhận giải sản phẩm mới được yêu thích nhất

Tại sự kiện xúc tiến thương mại thường niên lớn hàng đầu khu vực ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO) lần thứ 21, bộ sản phẩm Sữa yến mạch TH true OAT của Tập đoàn TH xuất sắc nhận giải "Sản phẩm được yêu thích nhất".

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Giá chung cư 'nhảy múa', chênh cả tỷ đồng sau 1 tháng rao bán

Trước nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, môi giới liên tục báo giá chung cư tăng một cách chóng mặt. Một số "cò" bất động sản được cho là té nước theo mưa, hét giá căn hộ cao hơn từ 500 triệu đến cả tỷ đồng chỉ sau vài tuần rao bán.