Đổi mới giáo dục không thể thiếu CNTT

TS. Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT Bộ Giáo dục & Đào tạo khẳng định: “Muốn đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục thì phải có CNTT”.

Đổi mới giáo dục không thể thiếu CNTT

TS. Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT Bộ Giáo dục & Đào tạo khẳng định: “Muốn đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục thì phải có CNTT”.

Tại “Hội thảo khoa học Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong môi trường CNTT” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hiệp hội Phần mềm & Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) và Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập (VIPUA) tổ chức sáng nay (11/8/2012), TS. Quách Tuấn Ngọc bày tỏ sự lo ngại khi trong các văn bản, chiến lược của ngành giáo dục thời gian qua, vai trò của CNTT còn rất lu mờ.

Đổi mới giáo dục không thể thiếu CNTT

Nhiều hội thảo về Đề án đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam đã được tổ chức, song đây là lần đầu tiên tập trung nhấn mạnh về vai trò của CNTT trong Đề án này. Ảnh: X.B.

Trong khi trên thực tế, CNTT đã trở thành một trong những động lực không thể thiếu đối với sự phát triển của lĩnh vực giáo dục – đào tạo.

TS. Quách Tuấn Ngọc nêu dẫn chứng: Với sự “công đức” của Viettel, hiện tất cả các trường học ở những nơi có điện đều đã được kết nối Internet, cước phí thuê bao đã giảm 85% so với trước. Bên cạnh đó, gói cước 3G ưu đãi cho sinh viên-học sinh, giáo viên chỉ 30.000 đồng/tháng cũng đã giúp cho việc kết nối Internet cực kỳ thuận lợi. Mạng giáo dục của Việt Nam giờ đây còn hơn cả Thái Lan vì Thái Lan sử dụng vệ tinh, tốn kém chi phí, thiết bị cồng kềnh, dễ bị mất, băng thông hẹp, còn Việt Nam sử dụng cáp quang và vô tuyến có băng thông rộng, truyền được cả hình ảnh, video, chi phí lại rẻ hơn.

Trong các trường học hiện nay, các giáo viên đều đã sử dụng thành thạo CNTT để giảng dạy. CNTT đã đem đến một tư duy học tập mới, đó là tư duy mở và mềm dẻo - người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, có thể thi văn bằng, chứng chỉ mà không cần phải ngồi đúng lớp như cách thức truyền thống.

Đối với công tác quản lý giáo dục, CNTT đã xử lý các dữ liệu và vẽ được bức tranh thi cử, phản ánh được chất lượng giáo dục vừa chi tiết vừa tổng thể, qua đó làm được rất nhiều việc khác, chẳng hạn như công tác hoạch định chính sách, chiến lược không còn phải mò mẫm.

Bàn về khía cạnh này, PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng CNTT chính là công cụ mới để tổ chức lại hệ thống giáo dục đào tạo, tạo ra thiết kế giáo dục mới.

Tuy nhiên, “CNTT mạnh mẽ quá, sắc sảo quá nên nhiều người sợ. Số liệu thật, vẽ bức tranh thật nên nhiều người ngại. Ví dụ, trong trường học, nếu công khai hết trên website thì những hoạt động như xếp đơn xin cho con vào học không còn cửa nào để làm ăn. Đó là tác động khiến nhiều người không thích CNTT”, TS. Quách Tuấn Ngọc nói.

Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục & Đào tạo bày tỏ mong muốn trong Nghị quyết sắp tới của Trung ương về chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam phải có mục CNTT và khẳng định đúng vai trò của CNTT trong giáo dục

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”. Để triển khai thực hiện Nghị quyết và chuẩn bị cho việc xây dựng Nghị quyết Trung ương VI Khóa XI, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai nghiên cứu và xây dựng Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Xuân Bách

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !