Doanh nghiệp Đài Loan rục rịch rút khỏi Trung Quốc

Ngày càng nhiều các công ty Đài Loan rời bỏ Trung Quốc để về quê nhà hoạt động sản xuất do các chi phí kinh doanh ở đại lục liên tục gia tăng.

Tuy nhiên, theo tờ Straits Times (Singapore), các công ty này vẫn giữ lại phần lớn các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc và chỉ dịch chuyển một phần hoặc đầu tư xây dựng các cơ sở mới – tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D) hoặc các công đoạn sản xuất tinh vi hơn – ở Đài Loan. Chi phí lao động ở Đài Loan vẫn không thay đổi trong 10 năm qua do nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp trong khi mức lương nhân công ở Trung Quốc đã tăng rất nhanh.

Doanh nghiệp Đài Loan rục rịch rút khỏi Trung Quốc - ảnh 1
Các công nhân Trung Quốc làm việc tại một nhà máy của tập đoàn Foxconn (Đài Loan).

Các giám đốc điều hành và các nhà phân tích kinh doanh cho rằng theo cách đó các doanh nghiệp Đài Loan có thể sẽ dịch chuyển sang lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời, họ vẫn gắn chặt vào một thị trường rộng lớn nơi sức tiêu thụ đang dần tăng lên.

Trong số “những người trở lại” có Hotron Precision Electronic Industrial (HPEI), công ty sản xuất dây và cáp máy tính cũng như các sản phẩm điện tử khác. Công ty này sử dụng khoảng 1.500 lao động tại 2 nhà máy ở vùng duyên hải phía đông Trung Quốc – một nhà máy ở Tô Châu, Giang Tô và một nhà máy ở Phúc Châu, Phúc Kiến – và năm ngoái công ty này có doanh thủ 66 triệu USD.

HPEI được thành lập năm 1991 và chỉ vài năm sau đó chuyển sang Trung Quốc hoạt động. Công ty này có kế hoạch quay trở lại Đài Loan để tiến hành các hoạt động sản xuất những chi tiết tự động và công nghệ cao về miền trung hoặc miền nam hòn đảo này. HPEI dự định xây một nhà xưởng trị giá khoảng 20 triệu USD và tuyển dụng khoảng 250 công nhân.

“Chúng tôi đã suy nghĩ về điều đó trong khoảng 2 hoặc 3 năm qua. Chi phí kinh doanh tại các tỉnh ven biển Trung Quốc đã tăng quá nhanh và sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai”, Lu I-hsuan, chủ tịch HPEI cho biết.

Ông Lu chohay năm ngoái, chi phí cơ bản đã tăng khoảng 20% so với năm 2008. Dịch chuyển đến khu vực phía tây Trung Quốc kém phát triển hơn – như các công ty khác của Đài Loan trong đó có Foxconn đã làm – sẽ khiến chi phí vận chuyển tăng lên.

“Nhìn tổng thể, các chi phí sẽ ngang bằng với chi phí sản xuất tại Đài Loan”, ông Lu nói và cho biết thêm rằng công ty của ông cũng bỏ qua các phương án khác như Brazil hay khu vực Đông Nam Á do tình trạng bất ổn chính trị hoặc công nhân ở các khu vực này làm việc không chăm chỉ bằng công nhân Đài Loan.

Từ năm 2007 cho tới năm ngoái, các công ty Đài Loan ở nước ngoài đã cam kết đầu tư khoảng gần 7 tỷ USD vào Đài Loan tăng lên so với 462 triệu USD hồi năm 2007 và 1,7 tỷ USD vào năm ngoái. Theo Bộ các vấn đề kinh tế Đài Loan, 70% trong số tiền đầu tư trên là từ các công ty đang làm ăn ở đại lục (Trung Quốc).

Cách đây 8 tháng, chính phủ Đài Loan cũng có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động nước ngoài, cung cấp các khoản cho vay đặc biệt và các chương trình trợ giúp để thu hút các công ty Đài Loan ở nước ngoài về quê hương đầu tư và dự kiến đem lại 28.000 việc làm.

Những con số trên không bao gồm các khoản đầu tư cỡ nhỏ mà chính phủ Đài Loan không thống kê hết.

Liu Meng-chun, giám đốc trung tâm dự báo kinh tế của Viện nghiên cứu kinh tế Chung-hua ở Đài Bắc, cho rằng các doanh nghiệp Đài Loan làm ăn ở Trung Quốc không chỉ đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao mà cả tình trạng tăng giá của đồng nhân dân tệ khiến giá của các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc tăng lên.

Do đó, dịch chuyển sản xuất về quê hương sẽ giúp các doanh nghiệp Đài Loan xây dựng chuỗi chung giữa đại lục và hòn đảo này giúp giải quyết vấn đề chi phí tăng cao. Đặt một phần công đoạn sản xuất tại Đài Loan sẽ giúp cải thiện chất lượng và hình ảnh của các sản phẩm xuất ra thế giới và cả chính Trung Quốc đại lục.

Chen Feng-hsing, giám đốc công ty sản xuất vợt cầu lông Flex Pro của Đài Loan, cho rằng lợi thế chính của việc dịch chuyển sản xuất về Đài Loan và giúp cải thiện chất lượng và hình ảnh của các sản phẩm “made in Taiwan” (sản xuất tại Đài Loan). Hiện giá trị của các sản phẩm “Made in Taiwan” của Flex Pro có giá bán cao hơn 20% so với các sản phẩm “Made in China” của công ty này.

Giáo sư Liu cho biết nếu không quay trở về quê hương thì các công ty Đài Loan này cũng sẽ đi đến đóng cửa. Đây cũng là tin xấu đối với Trung Quốc do điều đó có nghĩa sẽ xảy ra tình trạng sa thải lao động hàng loạt.

Trên thực tế, điều này đã xảy ra với nhiều doanh nghiệp Đài Loan trong các ngành công nghiệp truyền thống như giày dép và may mặc. Khoảng 1/3 số nhà máy của các công ty Đài Loan ở khu vực miền nam Trung Quốc đã đóng cửa trong khi 30% số nhà máy đang phải vật lộn để tồn tại.

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !