Đỉnh cao phối hợp tác chiến liên quân Việt - Lào

Trên cơ sở phương án tác chiến chiến dịch, Bộ Tổng tham mưu điều động, giao nhiệm vụ cho các đơn vị chủ lực và lực lượng tại chỗ của các Mặt trận Đường 9, Trị -Thiên, Đoàn 559, phối hợp với các đơn vị
Thực hiện chủ trương của lãnh đạo hai nước Việt Nam và Lào, đầu năm 1971, Thường vụ Quân ủy Trung ương Việt Nam ra nghị quyết về giúp cách mạng Lào, trong đó xác định Trung Lào, Hạ Lào là chiến trường trọng điểm phối hợp tác chiến giữa quân đội hai nước. Trong khi bộ đội chủ lực Việt Nam khẩn trương chuẩn bị mọi mặt ở Mặt trận Đường 9 và Quân Giải phóng nhân dân (GPND) Lào chuẩn bị đánh địch ở vùng Trung Lào, Hạ Lào, thì Mỹ và Quân đội Sài Gòn mở cuộc hành quân “Lam Sơn 719”, đánh ra khu vực Đường 9 thuộc tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và vùng Nam Lào thuộc tỉnh Xa-vẳn-na-khệt (Lào).

Trước tình hình đó, Bộ Chính trị chỉ thị cho Quân ủy Trung ương phải tập trung các đơn vị chủ lực và lực lượng tại chỗ của ta phối hợp tác chiến với Quân GPND Lào mở chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào. Đây là chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, cần phối hợp tác chiến chặt chẽ giữa quân đội hai nước. Mục đích chiến dịch là tiêu diệt lớn quân địch, bảo vệ vững chắc tuyến hành lang vận chuyển chiến lược của ta, tạo điều kiện cho các chiến trường đẩy mạnh tiến công địch, giành thế chủ động trong mùa khô 1971-1972. Trên cơ sở phương án tác chiến chiến dịch, Bộ Tổng tham mưu điều động, giao nhiệm vụ cho các đơn vị chủ lực và lực lượng tại chỗ của các Mặt trận Đường 9, Trị -Thiên, Đoàn 559, phối hợp với các đơn vị Quân GPND Lào đánh địch.

Đỉnh cao phối hợp tác chiến liên quân Việt - Lào - ảnh 1

Bộ đội Quân GPND Lào phối hợp với Bộ đội Việt Nam chiến đấu trong Chiến dịch Đường 9-Nam Lào 1971. Ảnh chụp lại tại Bảo tàng Quân đội nhân dân Lào.

Quá trình thực hành chiến dịch, sự phối hợp tác chiến Liên quân Việt-Lào được thể hiện linh hoạt, sáng tạo, từng bước phát huy hiệu quả qua ba đợt tác chiến chiến dịch. Đợt 1 là khi địch bắt đầu mở cuộc hành quân “Lam Sơn 719” ngày 30-1-1971 đến ngày 7-2-1971. Ta và bạn gấp rút cơ động lực lượng, triển khai thế trận, tổ chức các chốt ngăn chặn địch và giúp bạn huy động toàn bộ lực lượng ở Nam Lào và tỉnh Xa-vẳn-na-khệt triển khai thế trận, sẵn sàng phối hợp tác chiến với các đơn vị chủ lực của Việt Nam. Đợt 2 diễn ra từ ngày 8-2 đến ngày 11-3-1971. Địch tiến công đánh chiếm Bản Đông, phát triển lên Sê Pôn. Lực lượng ta trên các hướng dũng cảm chiến đấu, ngăn chặn, làm chậm bước tiến của quân địch, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực cơ động triển khai đội hình, đánh những trận tập trung tiêu diệt lớn địch. Ở phía tây Đường 9, Trung đoàn 141 (Sư đoàn 2) và Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320) phối hợp với một bộ phận Quân GPND Lào đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn quân ngụy Lào ở Pha Đô Tuya. Đến ngày 11-3-1971, Liên quân Việt-Lào đã chặn đứng các mũi tiến công của địch, giữ vững hệ thống kho tàng, hành lang vận chuyển chiến dịch phía tây đường Trường Sơn, tạo thế phát triển chiến dịch, từ phối hợp tác chiến phản công chuyển sang phối hợp tác chiến tiến công địch quy mô lớn hơn. Đợt 3 từ ngày 12-3 đến ngày 23-3-1971, phát huy thắng lợi, Liên quân Việt-Lào liên tục tiến công các vị trí quân địch trên toàn tuyến. Ở phía nam Đường 9, các đơn vị chủ lực Việt Nam liên tục tiến công tiêu diệt địch. Ở phía tây Đường 9, các tổ công tác của Đoàn 565 phối hợp với các Đại đội 91, 93 Quân GPND Lào và du kích chặn đánh tiêu diệt nhiều sinh lực của Binh đoàn GM33 địch khi chúng từ Hội Mun, Tùm Lan tiến ra hỗ trợ Quân đội Sài Gòn đánh vào Mương Noòng. Một tổ chuyên gia khác cùng Tiểu đoàn 14 Trung Lào tổ chức các trận phục kích Binh đoàn GM31 ở khu vực Đồng Một, Huội Xa La, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn và sở chỉ huy GM31, buộc chúng phải rút chạy về Sê Săng Soi. Ở Phu Tin Tốc, hỏa lực ĐKB của Quân GPND Lào đánh thiệt hại nặng GM32 khi chúng triển khai đội hình chiến đấu. Trong khi đó, ở hướng Đường 9, các đơn vị chủ lực Việt Nam liên tục bao vây, tiến công đánh thiệt hại nặng quân địch trên toàn tuyến, buộc chúng phải rút lui, ta giải phóng Bản Đông, rồi chuyển sang truy kích địch rút chạy, kết thúc chiến dịch.

Chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào năm 1971 thắng lợi có ý nghĩa chiến lược to lớn, đánh dấu bước phát triển về nghệ thuật tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng của Quân đội ta, trong đó có sự phối hợp tác chiến chặt chẽ, hiệu quả của Liên quân Việt-Lào, biểu hiện sinh động về đoàn kết quốc tế, giúp đỡ tận tình lẫn nhau giữa quân đội hai nước.

Điểm nổi bật trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào là ở phía tây Đường 9, Liên quân Việt-Lào đã phối hợp chặt chẽ về mặt tác chiến, gây cho địch nhiều thiệt hại, làm chậm bước tiến quân của chúng. Trên cơ sở đó, quân đội hai nước nhanh chóng chuyển từ thế phối hợp tác chiến phản công sang phối hợp tác chiến tiến công, phát huy sức mạnh của lực lượng chủ lực cơ động, đánh các đòn then chốt, bẻ gãy từng cánh quân của địch, tạo thế và thời cơ thuận lợi chuyển sang tiến công tiêu diệt lực lượng lớn quân địch và truy kích chúng rút chạy, kết thúc chiến dịch. Thắng lợi của chiến dịch này mở ra khả năng quân đội hai nước Việt Nam và Lào hoàn toàn có đủ lực lượng, trình độ phối hợp tác chiến đánh tập trung hiệp đồng binh chủng quy mô lớn tiêu diệt quân chủ lực tinh nhuệ, lực lượng tổng dự bị chiến lược của địch, giải phóng từng địa bàn chiến trường quan trọng.

Kế tiếp chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào, quân đội hai nước tiếp tục phối hợp tác chiến mạnh mẽ trên các chiến trường Lào, đánh nhiều trận, điển hình là phối hợp tác chiến trong các chiến dịch phản công Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng, chiến dịch tiến công Cánh Đồng Chum-Long Chẹng và chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng, góp phần đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của đế quốc Mỹ ở Lào và giành thắng lợi vẻ vang vào năm 1975.

Nguồn: Đại tá, TS  DƯƠNG ĐÌNH LẬP(Quân đội nhân dân)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !