Diện mạo quân đội Ukraine sau 'chiến dịch chống khủng bố'
Xe tăng Oplot. |
Thực tế, Ukraine đang sản xuất hầu như toàn bộ các chủng loại vũ khí hiện đại cần thiết cho quân đội Ukraine, ngoại trừ máy bay hiện đại và vũ khí chiến lược.
Đó là xe tăng, hạm tàu, súng trường bắn tỉa, các hệ thống phòng không. Quân đội Ukraine có thể tiêu diệt đối phương bằng hỏa lực chính xác mà không phải tiến vào khu vực tiếp xúc hỏa lực trực tiếp.
Xe tăng Anders. |
Các bí quyết công nghệ quân sự Ukraine trong xe tăng hiện đại Anders của Ba Lan tạo ra cho nó những khả năng to lớn để hoạt động trên chiến trường. Biến thể mới của tăng hạng nhẹ Anders được trang bị module chiến đấu CT-CV của Bỉ. Tháp xe СТ-CV được trang bị máy nạp đạn tự động và hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, vũ khí của xe có đặc điểm là có khả năng sử dụng tên lửa có điều khiển Falarick 105 của Viện thiết kế Luch ở Kiev.
Tên lửa chống tăng có điều khiển dẫn bằng laser Falarick được phát triển vào năm 2008-2009 theo đơn đặt hàng của công ty CMI Defence (Bỉ) cho pháo nòng rãnh lắp trên tháp CT-CV do công ty này phát triển. Tháng 2/2010, tên lửa đã vượt qua thành công bắn thử nghiệm. Hai tên lửa phóng từ nòng pháo gắn trên tháp CT-CV lắp trên xe chiến đấu bọc thép bánh lốp 8x8 Piranha 3, đã tiêu diệt các bia ở cự ly hơn 2.900 m.
Ở cấu hình tiêu chuẩn, tháp có trọng lượng 4.300 kg, khả năng chống đạn tương đương cấp Level 1, chuẩn STANAG 4569. Khi tăng cường khả năng chống đạn lên đến Level 4, trọng lượng tháp sẽ tăng lên đến 4.900 kg. Nhà sản xuất đã tiến hành thử nghiệm tháp CT-CV sử dụng các khung gầm xe bọc thép AMV của Patria và Piranha 3 của công ty MOWAG.
Đợt thử nghiệm cường độ cao nhất được tiến hành trên các xe chiến đấu bọc thép 8x8 Pandur 2 do công ty Steyr Daimler-Pooh (Áo) phát triển cho quân đội Bồ Đào Nha. Bồ Đào Nha định mua 33 xe ở biến thể pháo tự hành với tháp gắn pháo 105 mm, nhưng do khó khăn tài chính đã từ bỏ thương vụ này.
Ngoài tên lửa, một đặc điểm khác ở xe tăng Anders của Ba Lan là sự hiện diện của hệ thống phòng vệ tích cực Zaslon được dự kiến từ đầu khi thiết kế tăng này. Zaslon dùng để bảo vệ xe tăng chống lại các vũ khí chống tăng có vỏ mỏng như tên lửa chống tăng có điều khiển và đạn rocket chống tăng cá nhân, đạn pháo xuyên lõm của pháo tăng và pháo chống tăng, cũng như đạn xuyên giáp dưới cỡ vỏ liền. Hãng phát triển Zaslon là MIKROTEK vùng với các hãng khác.
Danh mục mục tiêu mà Zaslon có thể đối phó đã được mở rộng. Đặt ra trước các công trình sư là một nhiệm vụ phức tạp chưa từng được nước nào giải quyết, nhưng Ukraine đã cơ bản làm được và điều đó đã được chứng tỏ trong giai đoạn thử nghiệm sơ bộ và thử nghiệm nhà nước. Zaslon có cấu trúc module tự hoạt và không cần thay đổi lớn về cấu tạo có thể lắp lên mọi xe tăng Ukraine và nước ngoài, xe bọc thép bánh lốp và bánh xích.
So với các loại tương tự như Arena của Nga và Trophy của Israel, hệ thống Zaslon đơn giản trong lắp đặt lên các xe tăng-thiết giáp. Để ngụy trang hệ thống, nó được lắp trên các tấm chắn trên xích. Ưu điểm chính của hệ thống là khả năng hoạt động rất nhanh, chỉ 0,001-0,005 s so với 0,07 s ở Arena và các hệ thống tương tự khác.
Nguyên lý làm việc của Zaslon: Trạm radar của hệ thống liên tục bức xạ ra một khoảng cách khoảng 2-2,5 m, khi xuất hiện một quả đạn tấn công trong vùng này thì kích nổ đạn bảo vệ, tạo ra một hình tròn các mảnh đạn cao tốc và sóng xung kích mạnh.
Sokol-2. |
Sokol-2 là máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine, do Viện thiết kế Luch phát triển. Lần đầu tiên được giới thiệu tải triển lãm vũ khí quốc tế IDEX-2011. Sokol-2 được phóng như tên lửa từ một ống phóng dài 1.390 mm và đường kính 160 mm. Ống phóng chứa UAV được để vào chỗ ống phóng tên lửa chống tăng lắp trên xe tăng-thiết giáp.
Việc dẫn đường được thực hiện tự động nhờ hệ thống GPS, còn khi cần, Sokol-2 có thể được nhân viên vận hành điều khiển bằng tay. UAV này không được lắp thiết bị laser chỉ thị mục tiêu mà sử dụng GPS để chỉ thị mục tiêu. Nhân viên vận hành tiến hành quan sát địa hình từ xe vận chuyển bọc thép thông qua camera truyền hình lắp ở mũi UAV và hạ lệnh sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển khi phát hiện mục tiêu.
Cường kích Su-25М1. |
Việc đại tu và nâng cấp các máy bay cường kích Su-25М1 đã được tiến hành tại Nhà máy sửa chữa máy bay nhà nước MiGremont ở Zaporozhie. Tham gia nâng cấp Su-25М1 hoàn toàn là các hãng Ukraine. Mức độ tối ưu của việc nâng cấp xét về mặt chi phí/hiệu quả được xác nhận bằng rất nhiều đơn đặt hàng của nước ngoài để tiến hành việc nâng cấp tượng tự đối với cường kích Su-25 của họ.
Theo Kỹ sư trưởng Nhà máy MiGremont, ông Sergei Furdilo, trong quá trình sửa chữa, các máy bay được lắp toàn bộ thiết bị hiện đại do Ukraine sản xuất như hệ thống định vị vệ tinh, đài vô tuyến điện cải tiến… “Tất cả những thiết bị này đem lại cho máy bay một diện mạo hoàn toàn mới. Ngoài ra, nhờ có chúng mà ngay cả phi công được đào tạo tầm tầm cũng có thể điều khiển máy bay và sử dụng vũ khí chính xác cao uy lực mạnh chống mục tiêu mặt đất.
Hệ thống tên lửa Sapsan. |
Sapsan là hệ thống tên lửa đa năng tương lai của Ukraine, có thể sử dụng các loại tên lửa chiến dịch-chiến thuật, tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm.
UAG-40. |
UAG-40 là súng phóng lựu tự động lắp trên giá 3 chân, dùng băng đạn dây, được phát triển với sự tham gia của Belarus và đang được sản xuất ở Ukraine. UAG-40 dùng để tiêu diệt sinh lực và phương tiện hỏa lực đối phương trong công sự lộ thiên và sau các nếp gấp tự nhiên trên địa hình (trong khe rãnh, khe núi, sau sườn núi), cũng như trong các trận địa kiên cố và xe bọc thép nhẹ.
Xe ô tô bọc thép bánh lốp 4x4 Dozor-B. |
Dozor-B là ô tô bọc thép bánh lốp 4x4 của Ukraine, do Viện thiết kế chế tạo máy (KhKBM) mang tên A.A. Morozov phát triển và Nhà máy chế tạo máy vận tải (KhZTM) mang tên V.A. Malyshev sản xuất. Dozor-B dùng để chở quân và hàng hóa trong điều kiện chiến đấu, kể cả khi có sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, nó có thể dùng để trang bị cho các đơn vị đặc biệt của quân đội như lực lượng phản ứng nhanh, các đơn vị gìn giữ hòa bình và quân cảnh.
Trên cơ sở xe Dozor-B dự kiến khả năng chế tạo serie xe bọc thép chiến đấu có chức năng khác nhau như xe đa dụng, ô tô bọc thép, xe bọc thép chở quân, xe trinh sát hóa học-phóng xạ, xe chỉ huy, xe trinh sát-tuần tra, xe đổ bộ, hệ thống tên lửa chống tăng tự hành, xe chi viện hỏa lực (cối tự hành 120 mm), xe quân y, xe cảnh sát.
Xe tăng BM Oplot. |
Xe tăng BM Oplot (Oplot-M trước khi nhận vào biên chế) là xe tăng chủ lực hiện đại của Ukraine, do KhKBM mang tên A.A. Morozov phát triển và Nhà máy KhZTM mang tên V.A. Malyshev sản xuất. Công trình sư trưởng của xe tăng này là Mikhail Demyanovich Borisyuk, Tổng công trình sư tăng-giáp và các hệ thống pháo, Giám đốc KhKBM, Trung tướng, TS KHKT, Giáo sư, Anh hùng Ukraine, Giải thưởng Lenin, Hai lần Giải thưởng Nhà nước Ukraine.
So với các mẫu tăng trước đó của KhKBM, xe tăng mới có sức mạnh chiến đấu, sức cơ động và khả năng bảo vệ cao hơn hẳn. Xe được đưa vào trang bị của quân đội Ukraine vào tháng 5/2009 với tên BM Oplot (Xe chiến đấu Oplot) và sản xuất từ năm 2012.
Xuồng Gyurza. |
Xuồng bọc thép chạy sông lớp Projekt 58150 Gyurza là loại xuồng chạy sông trang bị pháo, dùng để tuần tra trên các con sông biên giới, hồ,…, cũng như ven biển; chống các xuồng nhỏ của bọn buôn lậu và các đối tượng vi phạm biên giới khác; tác chiến chống mục tiêu bờ có bảo vệ như xe bọc thép chở quân, lô cốt…; bảo vệ các công trình thủy cố định và nổi; bảo đảm tác chiến cho các toán trinh sát-biệt kích; dẫn đường cho tàu bè tại các tuyến đường thủy nội địa; bảo đảm an ninh cho giao thông đường biển trên các tuyến đường thủy quốc tế nội thủy.
Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin Vietnamdefence.com, có biên tập và chỉnh sửa.