Điểm tên loạt lãnh đạo kiểm lâm liên đới vụ mất hàng ngàn hecta rừng Đắk Nông

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông xác định có hàng loạt cán bộ nguyên là lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Đắk Glong liên đới trong vụ mất hơn 2000ha rừng tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (đóng tại huyện Đắk Glong). 

 

Theo nguồn tin riêng của Infonet, mới đây Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Đắk Nông đã có kết luận khẳng định trong quá trình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp và rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý bảo vệ rừng, để mất rừng với tổng diện tích hơn 2.000ha. Trong đó giai đoạn 2003-1/2015 mất hơn 1.800 hecta; giai đoạn 2/2015-12/2020 mất hơn 230ha.

{keywords}
Trạm thực nghiệm của Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tại huyện Đắk Glong.

Ngay sau khi có kết luận thanh tra của Sở TN&MT Đắk Nông, ngày 26/5 vừa qua, phía Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông đã có báo cáo gửi Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông, trong đó chỉ rõ những cá nhân để xảy ra sai phạm mất rừng nói trên.

Cụ thể; các ông Quách Đông Nhị, nguyên Hạt trưởng kiểm lâm huyện Đắk Glong giai đoạn 2005-2008; ông Hoàng Tiến Mạnh, nguyên Hạt trưởng kiểm lâm huyện Đắk Glong giai đoạn 2008-2012; ông Đỗ Ngọc Trai, nguyên Hạt trưởng kiểm lâm huyện Đắk Glong giai đoạn 2012-2016.

Ông Lê Văn Hà, nguyên Hạt trưởng kiểm lâm huyện Đắk Glong giai đoạn 2016-2018; ông Nguyễn Bá Tường, nguyên Hạt trưởng kiểm lâm huyện Đắk Glong giai đoạn 2018-2021.

Ngoài ra còn có 4 người nguyên là Trạm trưởng, Trạm phó trạm Kiểm lâm địa bàn xã Đắk R’măng giai đoạn từ 2009 đến nay lần lượt gồm các ông: Đinh Thanh Cường, Tôn Thất Hoàng, Lâm Chí Hoàng, Phạm Văn Tuân.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông cũng chỉ rõ 11 kiểm lâm địa bàn xã Đắk P’lao (cũ) nay là xã Đắk Som giai đoạn từ 2005 đến 2021 là các ông: Lê Viết Dũng, Hà Việt Dũng, Huỳnh Văn Triệu, Phạm Ngọc Thuyên, Phạm Văn Anh, Nguyễn Văn Khoa, Ngô Duy Giáp, Đỗ Thiên Long, Võ Đức Tín, Lê Văn Sơn, Trần Văn Hậu.

Những cán bộ, nhân viên nói trên ít nhiều đều có trách nhiệm trong việc để mất rừng tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Theo phía Chi cục Kiểm lâm Đắk Nông, trong số những người liên quan này có người đã nghỉ hưu, có người đã chết, nhiều người đã thôi việc hoặc chuyển công tác hoặc đã bị kỷ luật trước đó, đồng thời cũng hết thời hiệu xử lý kỷ luật nên phía Chi cục kiểm lâm kiến nghị không xử lý mà yêu cầu công chức kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Trong tháng 4/2022 vừa qua, Thanh tra Sở TN&MT Đắk Nông đã ban hành kết luận thanh tra liên quan đến việc giao rừng cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Cụ thể vào đầu năm 2003, UBND tỉnh Đắk Lắk (cũ) đã giao 3.280ha đất rừng cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để thực hiện việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn và tham gia đào tạo về lĩnh vực lâm nghiệp vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Diện tích đất rừng này thuộc địa giới hành chính xã Đắk P’lao, huyện Đắk Nông, tỉnh Đắk Lắk (củ) nay là xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông.

Sau khi được giao đất, giao rừng đơn vị này đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng, để mất rừng với tổng diện tích hơn 2.000ha.

Thanh tra Sở TN&MT Đắk Nông cũng khẳng định, trong quá trình được giao đất, rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã không xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng giai đoạn từ năm 2005 - 2013; không xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Điều 27 Luật Lâm nghiệp năm 2017... 

Không chỉ để mất rừng, đất rừng với diện tích lớn, Kết luận Thanh tra còn nêu rõ: “Dự án lâm sinh của Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thực hiện không hiệu quả, chưa đạt đúng mục tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt.

Trách nhiệm để mất rừng thuộc về tập thể Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Về cá nhân có các ông Hứa Vĩnh Tùng (Giám đốc giai đoạn 2003 - 2009), ông Nguyễn Thành Mến (Giám đốc giai đoạn 2009 - 2021); ông Phạm Văn Trọng (Trưởng trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Đắk P’lao từ 2005 đến nay).

Hiện cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông vẫn đang tiếp tục xác minh làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cũng như chính quyền xã Đắk Som và huyện Đắk Glong để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Đắk Nông: Hàng trăm trường hợp lấn chiếm đất rừng thông sẽ bị cưỡng chế

Đắk Nông: Hàng trăm trường hợp lấn chiếm đất rừng thông sẽ bị cưỡng chế

Hàng trăm trường hợp lấn chiếm đất trái pháp luật dọc quốc lộ 28 tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) sẽ bị cưỡng chế trong thời gian tới.  

Hải Dương

Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng

Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.

Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió

Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.

Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển

Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.

Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê

Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Trạm giữ rừng “3 không” giữa đại ngàn Cúc Phương

Không điện, không mạng internet, không sóng điện thoại nhưng những cán bộ kiểm lâm ở trạm Đăn, Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn ngày ngày gắn bó, bảo vệ bình yên cho những cánh rừng.

Muôn kiểu 'sáng tạo' xây trụ, dựng rào ngăn xe đi lên vỉa hè ở Hà Nội

Xây trụ bê tông, đặt barie, dựng rào chắn... là những kiểu ngăn xe máy, ô tô đi lên vỉa hè ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn mỗi nơi mỗi kiểu đã gây mất mỹ quan và giảm công năng sử dụng.

Đang cập nhật dữ liệu !