Điểm mặt các tàu sân bay "khủng" trên thế giới (P2)

Từ thời Thế chiến thứ II tàu sân bay trở thành hiện thân cho sức mạnh trên biển và việc xếp thứ hạng sức mạnh hải quân chủ yếu dựa vào số lượng tàu sân bay trang bị cho lực lượng hải quân của các quốc gia trên thế giới.
Điểm mặt các tàu sân bay

Tàu sân bay Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ.

Tàu sân bay Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ được phát triển trên cơ sở hiện đại hóa loại tàu sân bay hạng nặng Đô đốc Gorshkov của Liên Xô cũ. Vikramaditya do xí nghiệp đóng tàu Sevmash thuộc thành phố Severodvinsk chịu trách nhiệm tái cơ cấu và lắp ráp.

Tàu sân bay hạng nhẹ Vikramaditya của hải quân Ấn Độ là loại tàu tuần dương lớp Kiev được tân trang. Với hải quân Nga, con tàu này quá đắt để vận hành với ngân sách hậu Chiến tranh lạnh, do đó, một chiếc được bán cho Ấn Độ. Năm 2004, Ấn Độ ký hợp đồng thu mua với Nga và tới 2014 nó bắt đầu phục vụ cho hải quân Ấn Độ. Tàu này sẽ thay thế chiếc tàu sân bay Viraat đã cũ. 

Vikramaditya có độ choán nước 45.500 tấn, dài 270 mét và rộng sườn 52 mét, tốc độ tối đa 59 km/giờ. Nó có thể chở 30 máy bay chiến đấu (gồm tiêm kích MiG-29K) và khoảng 20 máy bay trực thăng Kamov Ka-25 hay Kamov Ka-27.

Điểm mặt các tàu sân bay

Tàu sân bay John C. Stennis (CVN-74)

Tàu sân bay John C. Stennis (CVN-74)  - chiếc thứ bảy của lớp Nimitz thuộc Hải quân Mỹ, được đặt theo tên của Thượng nghị sĩ John C. Stennis, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ giai đoạn 1969-1981. C. Stennis là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 3(CSG-3) với nòng cốt là phi đoàn tiêm kích trên hạm số 9(CVW-9) và liên đội tàu khu trục DESRON 21. CVN-74 có thể mang theo 90 máy bay các loại, 4 máy phóng hơi nước.

Điểm mặt các tàu sân bay

Tàu sân bay Cavour của Hải quân Italia.

Tàu sân bay Cavour của Hải quân Italia mang tên của bá tước Camillo Benso di Cavour – một chính khách người Italia. 

Cavour có lượng choán nước là 27.100 tấn, do xưởng đóng tàu Fenkandini chế tạo. Nó được gọi là tàu chiến phi hạt nhân mạnh nhất thế giới. Việc chế tạo được bắt đầu vào tháng 6/2001. Con tàu được hạ thủy và trang bị vào tháng 6/2004, trước khi được bàn giao cho hải quân Italia năm 2008. Tàu dài 244m, có thể chứa 20 máy bay có cánh nâng cố định và trực thăng. Tàu sân bay Cavour hiện là tàu chỉ huy mới của hải quân Italia. Tàu chiến hiện đại này được thiết kế để triển khai máy bay V/STOL, trực thăng và phục vụ như một trung tâm chỉ huy. Tàu sân bay hạng nhẹ này có khả năng tấn công đổ bộ. Nó có thể vận chuyển xe tăng tham chiến, xe tấn công đổ bộ trong nhà chứa máy bay.

Điểm mặt các tàu sân bay

Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc.

“Liêu Ninh” là tàu sân bay của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Đây là chiếc tàu sân bay thứ 2 thuộc Dự án 1143.6 của Hải quân Liên Xô cũ, được đóng tại xưởng đóng tàu ở Nikolayev vào năm 1985. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1992, con tàu thuộc quyền sở hữu của Hải quân Ukraine và bị ngừng đóng vào năm 1998 do thiếu ngân sách. Trung Quốc mua lại Liêu Ninh với giá 25 triệu USD và chỉnh sửa thành một tàu sân bay hoàn thiện. Liêu Ninh chính thức gia nhập Hải quân Trung Quốc vào ngày 25/09/2012.

Tàu có chiều dài khoảng 304,5 mét, rộng 37 mét. Lượng giãn nước là 58.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 37 hải lý/giờ. Hệ thống vũ khí của Liêu Ninh bao gồm Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N. Nó có thể được trang bị 8 súng phòng không AK-630 AA, 8 CADS-N-1 Kashtan CIWS, 12 tên lửa hải đối hải P-700 Granit SSM, 18 bệ phóng tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal SAM VLS, và hệ thống pháo phản lực chống ngầm RBU-12000 UDAV-1 ASW. Theo thiết kế, Liêu Ninh có thể mang 26 máy bay và 24 trực thăng. Liêu Ninh dùng hệ thống dốc kiểu "bệ phóng trượt tuyết" chứ không phải máy phóng như các tàu sân bay của Mỹ. Liêu Ninh hiện được biên chế phi đội tiêm kích hạm J-15 và trực thăng đa năng Z-8.

Điểm mặt các tàu sân bay

Tàu sân bay Giuseppe Garibaldi của Hải quân Ý

Tàu sân bay Giuseppe Garibaldi là kỳ hạm của Hải quân Ý, được đặt theo tên danh tướng người Ý Giuseppe Garibaldi, là tàu sân bay nhỏ nhất châu Âu và nhỏ thứ 2 thế giới (sau tàu Chakri Naruebet của Hải quân Hoàng gia Thái Lan).

Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 10.100 tấn, đầy tải 13.850 tấn; dài 180,2 m; rộng 33,4 m; mớn nước 8,2 m. Với kích thước và lượng giãn nước này Giuseppe Garibaldi  còn nhỏ hơn rất nhiều tàu đổ bộ tấn công khác. Tàu được trang bị 4 động cơ turbine khí General Electric/Avio LM2500 (82.000 mã lực) và 6 máy phát điện chạy dầu diesel (9.360 kW) cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động 7.000 hải lý khi chạy với vận tốc 20 hải lý/h.

Vũ khí trang bị chủ yếu của chiếc tàu sân bay này gồm: 2 bệ phóng đạn tên lửa phòng không Aspide, 4 bệ phóng tên lửa chống hạm Otomat (đã bị gỡ bỏ), 3 pháo nòng đôi Oto Melara 40L70 DARDO cỡ 40 mm và 4 ống phóng ngư lôi 324 mm. Giuseppe Garibaldi có thể chở theo phi đội hỗn hợp 16 máy bay gồm trực thăng Augusta SH-3D hoặc AgustaWestland AW101 kết hợp với AV-8B Harrier II. Đường băng trên boong cho phép 6 trực thăng cất hạ cánh cùng lúc, khu vực cất - hạ cánh có kích thước khá lớn so với các loại máy bay mang theo, đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của cả loại cường kích cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như AV-8B Harrier.

Điểm mặt các tàu sân bay

Tàu sân bay Harry S. Truman (CVN-75), Mỹ

Tàu sân bay Harry S. Truman (CVN-75) là chiếc thứ tám thuộc lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Nó mang tên vị Tổng thống thứ 33 của Mỹ Harry Truman, đi vào hoạt động từ năm 1998. Thời kỳ khởi công xây dựng, con tàu này được lấy tên là “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”, nhưng ngay sau đó nó được đổi thành Harry S. Truman.

Từ 1/10/2004, siêu hàng không mẫu hạm này là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 10 (CSG-10) thuộc Hạm đội chỉ huy hải quân Mỹ chịu sự điều hành trực tiếp của Bộ trưởng hải quân. CVN-75 đã tham gia các chiến dịch quân sự thiết lập vùng cấm bay ở Bosnia and Herzegovina năm 1993, chiến dịch Tự do bền vững Afghanistan, chiến dịch Tự do Iraq. Đặc biệt, trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, các tiêm kích trên CVN-75 đã thực hiện hơn 1.300 phi vụ.

Điểm mặt các tàu sân bay

Tàu sân bay Ronald Reagan (CVN-76), Mỹ

Ronald Reagan (CVN-76) là tàu sân bay thứ chín thuộc lớp Nimitz, được đặt theo tên tổng thống thứ 40 của Mỹ Ronald Reagan. Đây là một trong số ít tàu sân bay của Hải quân Mỹ được đặt theo tên một cựu tổng thống vẫn còn sống. Cabin dành cho thuyền trưởng trên con tàu này là bản sao của Phòng Đỏ trong Nhà Trắng, căn phòng làm việc ưa thích của ông Ronald Reagan khi ông làm Tổng thống. Ở đây còn đặt một chiếc bàn, mà ông Reagan từng ngồi làm việc thời ông giữ chức vụ thống đốc Bang California. Từ tháng 5/2012 siêu hàng không mẫu hạm này là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 9 (CSG-9) thuộc hạm đội Thái  Bình Dương, hải quân Mỹ. Ronald Reagan  đã được triển khai làm nhiệm vụ hỗ trợ trong chiến dịch Tự do Iraq-2003, chiến dịch Tự do bền vững Afghanistan.

Điểm mặt các tàu sân bay

Tàu sân bay George Bush (CVN-77), Mỹ

Tàu sân bay George Bush (CVN-77) là chiếc thứ 10 và là chiếc cuối cùng của lớp Nimitz thuộc Hải quân Mỹ. Con tàu này mang tên vị Tổng thống thứ 41 của Mỹ George W. Bush. Đây là con tàu thứ hai được đặt theo tên của một cựu Tổng thống còn sống cũng là cựu phi công Hải quân Mỹ.

George Bush được áp dụng một loạt các công nghệ tiên tiến trong thiết kế thủy động lực học cũng như hệ thống điện tử hàng hải tiên tiến. CVN-77 cùng với CVN-76 là hai siêu hàng không mẫu hạm hiện đại nhất đang hoạt động của Hải quân Mỹ. Ngày 15/5/2011, CVN-77 được giao nhiệm vụ soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 2(CSG-2) thuộc Hạm đội chỉ huy hải quân Mỹ. Ngày 14/6/2014, CVN-77 được triển khai đến vịnh Ba Tư để bảo vệ lợi ích của Mỹ tại Iraq trước sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS.

Điểm mặt các tàu sân bay

Tàu sân bay Chakri Naruebet của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Chakri Naruebet là tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Nó được đóng tại Tây Ban Nha bởi hãng đóng tàu Bazan trong 4 năm 1994-1997. Chiếc tàu được thiết kế theo nguyên mẫu tàu sân bay Principe de Asturias của Hải quân Tây Ban Nha. Chakri Naruebet là tàu sân bay nhỏ nhất thế giới hiện nay.

Tàu dài 182,65 mét, kích thước boong dài 174,6 mét, rộng 27,5 mét với lượng choán nước 11.485 tấn. Chakri Naruebet có thể mang 9 chiếc máy bay Sea Harrier AV-8S và 6 chiếc trực thăng SH-70B, cùng 605 người. Nhiệm vụ chính của Chakri Naruebet là chỉ huy và hỗ trợ hạm đội tàu mặt nước của mình từ trên không. Nhưng phần lớn thời gian của Chakri Naruebet là nằm bờ, "đắp chiếu" bởi không đủ ngân sách hoạt động.  Năm 2006, phi đội hộ tống AV-8S rút khỏi hoạt động. Không còn máy bay chiến đấu, tàu sân bay tí hon Chakri Naruebet trở thành chiếc "phà" trở trực thăng đúng nghĩa. Hiện tại, tàu sân bay này hoạt động chủ yếu là các nhiệm vụ nhân đạo, như vụ sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, cứu hộ sau vụ lụt nặng ở Thái Lan năm 2010 và 2011.

Đức Dũng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !