Dịch chồng dịch, người sốt cao nên xét nghiệm sớm

Trong khi dịch Covid-19 vẫn đang lưu hành thì TP.HCM lại thêm dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng ở trẻ nhỏ đặc biệt đã có 6 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hiện nay số ca mắc bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng so với trung bình 4 tuần trước đó. Số ca bệnh gia tăng ở hầu hết các quận huyện, Thành phố Thủ Đức. Riêng bệnh sốt xuất huyết đã ghi nhận 06 ca tử vong từ đầu năm đến nay.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, thành phố ghi nhận 1.599 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng với 96% các trẻ mắc bệnh ở độ tuổi từ 1-5 tuổi. Trong tuần 19 (từ ngày 06/05/2022 đến 12/05/2022), thành phố ghi nhận thêm 628 ca bệnh tay chân miệng, tăng gần gấp 3 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú. số ca bệnh tiếp tục tăng cao so với trung bình 4 tuần trước đó.

Số ca bệnh tay chân miệng có sự gia tăng báo động ở hầu hết các quận huyện, TP. Thủ Đức. Các quận huyện có số ca tăng so với trung bình 4 tuần trước là Quận 8, Bình Tân, Khu vực 2 và 3 của TP. Thủ, Bình Chánh, Tân Phú.

Từ ngày 6/5 đến 12/5, thành phố ghi nhận thêm 2 ca tử vong do sốt xuất huyết tại quận 11 và huyện Hóc Môn. Như vậy, số ca tử vong do SXH từ đầu năm đến nay là 6 trường hợp.

{keywords}
Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. 

Trong tuần 19, thành phố ghi nhận 1.160 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 590 ca tăng gấp đôi so với trung bình 4 tuần trước. Trong đó số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.

Theo BSCK II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố gần đây mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 100-120 trẻ đến khám, tăng gấp đôi so với đầu tháng. Đa số trẻ đến khám mắc bệnh nhẹ, một số ít phải nhập viện, trong đó một số trường hợp nặng phải thở máy.

BS Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM cho biết mới đầu mùa mưa tại TP.HCM nhưng dịch sốt xuất huyết đã phức tạp. BS Khanh cho rằng quan sát dịch bệnh sốt xuất huyết hiện nay giới truyền nhiễm TP.HCM vô cùng lo lắng, nếu mưa nhiều hơn có thể bùng phát dịch. BS Khanh cho rằng nếu không phòng dịch ngay thì dịch có thể lan rộng hơn. Mỗi người phải có ý thức diệt muỗi và lăng quăng, cùng nhau dọn dẹp môi trường quanh nhà. 

Khi đang có cả dịch Covid-19, tay chân miệng ở trẻ, sốt xuất huyết, bác sĩ Khanh hướng dẫn nếu trong nhà có người bị sốt thì chỉ cần mua thuốc hạ sốt và vitamin.

Trường hợp xét nghiệm biết chắc chắn bệnh sốt xuất huyết thì vẫn dùng thuốc hạ sốt nhưng phải cẩn trọng, tránh dùng quá nhiều dẫn đến tổn thương gan. Những trường hợp sốt cao cần phải tiếp cận bác sĩ để được xét nghiệm máu, không được chần chừ tránh biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết. Nếu bệnh nhân có cơ địa bình thường, được xét nghiệm và điều trị sớm thì hầu như không có biến chứng. Còn những người có cơ địa đặc biệt, chẳng hạn như béo phì thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn và dễ có biến chứng hơn.

BS Khanh cho biết người bệnh chờ đến khi có các dấu hiệu nặng như: tay chân lạnh, tím tái, mạch không bắt được… mới đến bệnh viện thì việc điều trị sẽ rất khó khăn.

Với bệnh sốt xuất huyết, nếu đến viện sớm thì việc điều trị rất nhẹ nhàng. Còn nếu đến trễ, việc điều trị sẽ phức tạp, tốn kém. Bệnh nhân có thể cần truyền dịch (thậm chí truyền dịch này không được phải đổi dịch khác), lọc máu, thở máy, sau đó bệnh nhân có thể bị bội nhiễm thêm, tổn thương nhiều cơ quan, khó hồi phục.

Phụ huynh cần theo dõi, cảnh giác các dấu hiệu như sốt cao, thở bất thường, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, ngủ gà, chới với, hay giật mình, hoảng hốt, ngồi không vững hoặc đi loạng choạng, run tay chân, co giật, vã mồ hôi, nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, yếu tay chân, da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái.

Khánh Chi  

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !