ĐH Y Hà Nội sẽ hủy kết quả trúng tuyển của thí sinh gian lận điểm thi

Theo đại diện Trường ĐH Y Hà Nội, những thí sinh đã trúng tuyển vào trường nhưng có tên trong danh sách gian lận điểm thi của Hòa Bình, Sơn La... sẽ bị hủy kết quả này.
Trao đổi với VietNamNet sáng 11/4, ông Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Hà Nội, cho biết trường đã nhận được công văn của Bộ GD-ĐT gửi trên cơ sở kết quả chấm thẩm định và kết luận của cơ quan công an điều tra.
Theo đó, công văn của Bộ GD-ĐT nêu rõ các trường ĐH và các sở GD-ĐT địa phương căn cứ vào kết quả chấm thẩm định để xử lý vấn đề về tốt nghiệp THPT và xét ĐH.

Trường ĐH Y Hà Nội đang chờ hồi âm từ Sở GD-ĐT Sơn La về danh sách thí sinh gian lận thi cử


Theo ông Tùng, “Danh sách các thí sinh này không gửi về các trường ĐH mà được gửi về các Sở GD-ĐT địa phương. Trong công văn của Bộ cũng nêu các trường ĐH chủ động liên hệ với các sở GD-ĐT địa phương để có danh sách xử lý kết quả tuyển sinh”.

Hiện có trường hợp một thí sinh quê Sơn La trúng tuyển vào trường với số điểm cao, khi điểm chấm lần đầu công bố là 28,4 điểm nhưng sau khi chấm thẩm định chỉ là 13 điểm - giảm hơn 15 điểm (trong khi điểm chuẩn của ngành Y Đa khoa là 24,75 điểm). Trường ĐH Y Hà Nội đã gửi công văn đến Sở GD-ĐT Hòa Bình và Sở GD-ĐT Sơn La nhưng hiện mới chỉ nhận được thông tin từ Hòa Bình mà chưa có thông tin gì từ Sơn La.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, trong danh sách thí sinh được nâng điểm thi mà Sở GD-ĐT Hòa Bình gửi về trường, có 2 thí sinh đỗ vào ngành Y Đa khoa năm 2018. Trong đó, 1 thí sinh có điểm thực không đủ điều kiện trúng tuyển vào trường.

Một thí sinh có điểm 1 môn thi tốt nghiệp THPT quốc gia bị giảm 2 điểm so với điểm thực ban đầu. Với trường hợp này, nhà trường đang chờ công văn của Sở GD-ĐT Hòa Bình thông báo thí sinh này có đủ điều kiện tốt nghiệp hay không thì trường mới có biện pháp xử lý.

Ông Tú cho hay, với những trường hợp thí sinh không đủ điểm đỗ, nhà trường sẽ xử lý theo đúng Quy chế tuyển sinh là buộc thôi học.

Được nâng điểm nhưng "không phải gian lận" thì xử sao?

Ông Lê Đình Tùng cũng cho biết theo quy chế thì với những trường hợp sau thẩm định không đủ điểm trúng tuyển thì nhà trường phải ra quyết định buộc ngừng học. Trong trường hợp có gian lận thi cử mới quyết định buộc thôi học, còn lại thì chỉ là quyết định hủy quyết định nhập học vì chưa xác định được có yếu tố gian lận hay không.
Cũng theo ông Tùng, nhà trường đang rà soát lại số lượng thí sinh vi phạm vì liên quan đến tổ hợp xét tuyển khác ngoài tổ hợp chính thống (Toán, Hóa, Sinh).

Tuy nhiên, nếu sử dụng kết quả chấm thẩm định để tiến hành xử lý thì có nhiều tình huống xảy ra mà trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ không có. Do đó, nhà trường cũng phải xin ý kiến của Bộ GD-ĐT có hướng dẫn chi tiết để xử lý đối với từng trường hợp chi tiết.

“Có 3 khả năng xảy ra. Thứ nhất là có những thí sinh trúng tuyển theo tổ hợp xét tuyển nhưng tổ hợp xét tốt nghiệp THPT lại không đạt, hướng xử lý là không đỗ tốt nghiệp thì cũng hủy kết quả trúng tuyển đại học.

Thứ hai là đỗ tốt nghiệp nhưng tổ hợp xét tuyển ĐH sau thẩm định không đạt mức điểm chuẩn thì cũng phải hủy kết quả trúng tuyển.

Hai trường hợp này thì hội đồng tuyển sinh của nhà trường hoàn toàn đủ cơ sở để kết luận buộc ngừng học.

Nhưng trường hợp thứ 3 là đỗ tốt nghiệp, đỗ đại học nhưng qua chấm thẩm định của Bộ có sự chênh lệch giữa chấm thẩm định và chấm lần 1, thì xử lý như thế nào?".

Vị này đặt tình huống: "Giả sử từ 7 điểm xuống 5 điểm một môn nhưng vẫn đỗ tốt nghiệp và trúng tuyển ĐH thì sao? Trong Quy chế Tuyển sinh có ghi rõ nếu thí sinh có gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia thì cơ sở đào tạo sẽ hủy kết quả trúng tuyển và ra quyết định buộc thôi học. Nhưng trong công văn của Bộ GD-ĐT gửi đến các trường thì không có từ nào liên quan đến kết luận “gian lận” mà chỉ nói "điểm không chính xác". Như vậy cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể để nhà trường xử lý”.
Thanh Hùng
Từ khóa: Đại học Y Hà Nội hủy kết quả trúng tuyển thí sinh gian lận điểm thi thí sinh được nâng điểm ở Hòa Bình Sơn La thí sinh nào được nâng điểm trong vụ gian lận

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Đang cập nhật dữ liệu !