Đề xuất “bất thường” của Trung Quốc với Philippines trên Biển Đông

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho hay, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị Manila phớt lờ phán quyết trên Biển Đông để đổi lấy thỏa thuận khí đốt.

Reuters đưa tin, Tổng thống Duterte cho biết trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc gần đây, ông Tập đã đề xuất nếu Philippines phớt lờ phán quyết trên Biển Đông của Tòa trọng tài quốc tế hồi năm 2016, Bắc Kinh sẽ đồng ý trở thành đối tác liên doanh để thăm dò và khai thác khí đốt trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hồi năm 2016. (Ảnh: AP)

"Nếu từ bỏ tuyên bố, các ngài sẽ được kết nối với các công ty Trung Quốc. Họ muốn khai thác. Các ngài sẽ nhận được 60%, còn chúng tôi chỉ lấy 40%. Đây là lời hứa của ông Tập", Tổng thống Duterte chia sẻ với các phóng viên vào cuối ngày 10/9. 

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm 11/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không nhắc tới chi tiết cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc – Philippines. Theo bà Hoa, liên quan tới một vài “tình huống cụ thể”, các nhóm công tác của hai nước vẫn đang tham vấn chặt chẽ với nhau.

Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế ở The Huage, Hà Lan vào ngày 12/7/2016 nhắc tới việc Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền của Philippines khi can thiệp vào hoạt động đánh cá và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)của Philippines trên biển Tây Philippines, cách Manila gọi một phần phía đông của Biển Đông. Phán quyết đồng thời lên án hành động Trung Quốc xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Về phần mình, Trung Quốc lên tiếng chỉ trích và khẳng định không thực thi phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế.

Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Hôm 4/9, Tổng thống Duterte thừa nhận ông "không hài lòng" với tuyên bố của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình về việc Trung Quốc có chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông.

Cũng theo Tổng thống Duterte, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình nhất quyết không thay đổi quan điểm về tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn” ở Biển Đông.

Song ông Duterte nhấn mạnh, phán quyết trên Biển Đông hồi năm 2016 là "cuối cùng, mang tính ràng buộc và không thể phản đối". 

Đáng nói. kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo hồi năm 2016, Tổng thống Duterte đã né tránh thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, thay vào đó tìm cách hâm nóng mối quan hệ với chính quyền Bắc Kinh nhằm thu hút hàng tỷ USD đầu tư từ Trung Quốc.

Theo Reuters, Tổng thống Duterte không nói về việc ông có đồng ý với đề xuất của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hay không, nhưng xác nhận sẽ phớt lờ một phần của phán quyết liên quan đến EEZ của Philippines để tiến hành hoạt động kinh tế.

Philippines hiện chỉ có thể khai thác nguồn khí đốt ở Malampaya. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên ở Malampaya dự kiến sẽ cạn kiệt vào năm 2024.

Hôm 11/9, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin chia sẻ với kênh tin tức ANC rằng, thỏa thuận sơ bộ giữa Trung Quốc và Philippinessẽ không nêu rõ quốc gia nào được quyền thăm dò và khai thác khí đốt. Nói cách khác, quan điểm pháp lý của hai bên sẽ không bị xâm phạm.

Trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines hồi tháng 11/2018, hai bên đã ký bản ghi nhớ khai thác dầu khí chung trong EEZ của Philippines. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Philippines đã chỉ trích việc hợp tác khai thác với Trung Quốc nhất là trong EEZ vốn là của riêng Philippines.

Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: Trung Quốc Philippines Biển Đông căng thẳng biển đông trung quốc xâm phạm chủ quyền biển đông chủ quyền biển đông trung quốc xâm phạm EEZ Philippines tranh chấp chủ quyền biển đông khai thác dầu khí ở biển đông

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !