Để trở thành số 1, Trung Quốc cần chiến thắng chính mình

Với đồng nhân dân tệ lên xuống thất thường như hiện nay và thị trường Trung Quốc có thể sẽ chạm đáy, các nhà kinh tế học lo ngại Bắc Kinh sẽ “lao đầu” vào thời kỳ liên tục thay đổi chính sách công.

Để đánh bật Mỹ khỏi vị trí số một về kinh tế, Trung Quốc cần đại tu lại toàn bộ. 

Chính phủ Bắc Kinh đang bị kẹt giữa một bên là khao khát đổi mới toàn diện và một bên là những suy nghĩ thâm căn cố đế trói buộc họ mỗi khi mọi việc không đi đúng hướng. 

Việc phá giá đồng nhân dân tệ vừa qua đã giúp cho ngành xuất khẩu của Trung Quốc có lợi thế, mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình và các cố vấn của ông khẳng định rằng mong muốn của họ là thúc đẩy hoạt động tiêu dùng trở thành nguồn năng lượng chính của nền kinh tế chứ không phải là xuất khẩu. 

Và chính phủ đã can thiệp để ngăn chặn sự tụt dốc của thị trường chứng khoán, trong khi đó các cải cách tài chính là nhằm xây dựng một sở giao dịch chứng khoán có thể đáp ứng các lực lượng thị trường.

David Shambaugh, Giám đốc Chương trình Chính sách Trung Quốc, thuộc đại học George Washington, phân tích: “Giới lãnh đạo Mỹ đã quá thụ động và lo lắng trước một sự sụt giảm kinh tế nhỏ nhất nên đã phản ứng lại với các công cụ tài khóa đầu tư và bơm tiền lỗi thời”.

Để trở thành số 1, Trung Quốc cần chiến thắng chính mình - ảnh 1

Bản thân nền kinh tế Trung Quốc chứa rất nhiều mâu thuẫn. Nguồn: NY Times

Bộ trưởng tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ năm 2014 đã loại bỏ bảng quyết toán cuối năm mà các chính quyền địa phương vay mượn, đồng thời yêu cầu họ phát hành phiếu nợ thay thế. Chiến lược của Bộ Tài chính là bán các khế ước đó cho các nhà đầu tư công có thể gia tăng sự minh bạch các nguồn tài chính địa phương và giảm thiểu chi tiêu vào các kế hoạch vô bổ. 

Kế hoạch này đã được đặt lên bàn cân khi nền kinh tế phát triển phập phồng. Các nhà điều chỉnh chính sách đã đảo ngược tình thế bằng cách làm dịu “các chỗ sưng” của bản quyết toán cuối năm nhằm duy trì dòng tiền đổ vào các thị trấn hay tỉnh thành, từ đó có thể  tạo thêm việc làm với các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng mới.

Cổ phiếu Trung Quốc sụt giảm 6,5%

Ông Tập Cận Bình cùng các nhà hoạch định kinh tế của mình phải đồng thời tái cân bằng nền kinh tế 10 nghìn tỷ USD phát triển theo định hướng tiêu dùng, tự do hóa thị trường vốn đầu tư và ổn định thị trường chứng khoán, vốn tiếp tục giảm sâu thêm 6,5% vào hôm 18/8. Quy mô của những vấn đề kể trên, cộng thêm tăng trưởng kinh tế sụt giảm xuống mức 7% hoặc thấp hơn, đã dấy lên những câu hỏi liệu chính phủ của ông Tập có thể đạt được các mục tiêu tài chính đề ra hay không.

Jian Chang, trưởng phòng kinh tế Trung Quốc ở Barclays, cho biết: “Có quả nhiều quả bóng trên không trung và một trong số chúng chuẩn bị rơi xuống. Đó sẽ là một nhiệm vụ bất khả thi khi phải đạt được quá nhiều mục tiêu cùng lúc với loại bỏ các chướng ngại vật”.

Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng 150% từ tháng 7/2014 đến ngày 12/6/2015, các phương tiện truyền thông nhà nước đã kêu gọi các nhà đầu tư cá nhân mua vào. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ là nguồn tiền thay thế cho các công ty đang tìm kiếm vốn đầu tư và nó sẽ hiệu quả cho đến khi các cổ phiếu sụp đổ. Khi bong bóng xà phòng vỡ tan, chính phủ sẽ phải ra tay giải cứu các nhà đầu tư.

Một cơ quan dân sự có thể giúp ích trong các trường hợp khẩn cấp bằng cách giám sát thị trường và quan sát các khoản nợ quá giới hạn của địa phương. Tuy nhiên chiến dịch chống tham nhũng cũng là một yếu tố cản trở các nỗ lực cải cách. Một làn sóng bắt giữ quan tham đã khiến các quan chức cảm thấy lo lắng khi phải “thò đầu chịu báng”. Cùng lúc đó, các công chức viên nhà nước sẽ không còn nhiều động lực để thực hiện những mục tiêu mà chính phủ đề ra.

Willy Lam, phụ tá giáo sư tại đại học Hong Kong, nhận định: “Trong bản báo cáo công việc hàng năm của Thủ tướng Lý Khắc Cường, ông tuyên bố sẽ loại bỏ triệt để các quan chức lười biếng và thiếu hiệu quả. Các quan chức miễn cưỡng thi hành những chỉ thị của chính phủ. Sự kháng cự đó chủ yếu là phản ứng lại việc giảm thu nhập, những đặc quyền và lợi danh mà họ từng có”.

Bước hạ giá đồng nhân dân tệ đầy bất ngờ của chính phủ Bắc Kinh xuống 2,85%, sự giảm giá nhiều nhất trong hai thập kỷ qua, đã khiến hầu hết các nhà đầu tư và các nhà kinh tế học mất cảnh giác. Giới chức Trung Quốc không đưa ra một lời giải thích rõ ràng, khiến thị trường phải tự đoán định xem liệu động thái đó là một lựa chọn được cân nhắc kỹ lưỡng trên tiến trình tự do hóa đồng tiền hay chỉ là một nỗ lực tuyệt vọng để vớt vát cho ngành xuất khẩu. Hôm 13/8 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Yi Gang đã đưa ra một châm ngôn như sau: “Hãy tin tưởng thị trường, tôn trọng thị trường, lo sợ thị trường và theo dấu thị trường”.

“Họ cứ hạ giá còn mọi người phải tự đoán”

Như một mặc định, chính phủ Trung Quốc không chìa quân bài cho các thị trường tài chính. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách kinh tế ở những nơi khác sẽ được ra dấu trước mỗi thay đổi lớn của nền kinh tế hoặc sẽ được giải thích cặn kẽ khi quyết định được đưa ra. Patrick Chovanec, trưởng nhóm chiến lược quản lý tài sản Silvercrest, New York, phân tích: “Cục dự trữ Liên bang Mỹ luôn thông báo cho các nhà đầu tư trước những thay đổi cứu trợ thị trường. Nhưng không có những điều như vậy ở Trung Quốc. Họ cứ phá giá đồng tiền và các nhà đầu tư phải tự đoán già đoán non mục đích thực sự”.

Việc cho phép đồng nhân dân tệ tăng giảm tự do hơn là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm nâng cao uy tín đồng tiền của mình ngang bằng với đồng USD. Các nhà chỉ trích ở Trung Quốc, ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới từ lâu đã kêu gọi nước này chấm dứt việc tự định giá cho đồng nhân dân tệ. Tuy nhiên những lời kêu gọi đó chẳng khác gì “nước đổ lá khoai” đối với Trung Quốc và chính phủ nước này vẫn tiếp tục hạ giá đồng tiền để trợ giúp các nhà xuất khẩu trong nước.

Các nhà phân tích cho rằng ông Tập đã thất bại khi muốn thực hiện hàng loạt tham vọng đổi mới được tiết lộ năm 2013. Chúng bao gồm chuyển đổi trọng tâm nền kinh tế từ sản xuất sang dịch vụ, dần loại bỏ các doanh nghiệp nhà nước và cắt giảm chi tiêu công ở chính quyền địa phương. Ông Tập cũng tìm cách khôi phục Con đường Tơ lụa, tuyến đường thương mại nối Trung Quốc với châu Âu, cùng các kế hoạch xây dựng giao thông và các cơ sở hạ tầng hoành tráng khác.

Để đạt được tất cả các điều đó cùng với việc điều hành một đất nước 1,36 tỷ dân, là điều quá phức tạp với phong cách lãnh đạo của ông Tập. Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 3/2013, ông Tập có trong tay một quyề lực tập trung, là nhân tố đứng đầu trong 8 ủy ban thiết lập chính sách cấp cao ở các lĩnh vực bao gồm cải cách quân đội và an ninh mạng.

Ông cũng kiểm soát các chính sách tài chính ngắn hạn và kế hoạch mở rộng nền kinh tế thông qua “hai nhóm lãnh đạo”. Một là ủy ban cải cách mà ông tạo ra và thứ hai là ủy ban các vấn đề kinh tế, tài chính do Thủ tướng quản lý. Người tiền nhiệm của ông Tập, ông Hồ Cẩm Đào, đã giao toàn quyền giải quyết các vấn đề kinh tế cho Thủ tướng Vương Gia Bảo khi đó, người đồng thời là chủ tịch Ủy ban các vấn đề tài chính và kinh tế Trung Quốc.

“Có quá nhiều sự tập trung quyền lực vào vị trí đứng đầu đất nước. Không ai muốn phải chịu trách nhiệm cho bất cứ việc gì nếu họ không có được sự chỉ đạo rõ ràng từ bản thân ông Tập Cận Bình”, Lam nói.

Nội dung được tham khảo từ nguồn tin Bloomberg, đây là kênh thông tin tài chính và kinh tế, được phát 24/24 giờ bằng tiếng Anh. Kênh Bloomberg cung cấp các số liệu về thị trường và tài chính hiện tại; tình hình giá cả, thương mại ở tất cả các thị trường trên thế giới.

Tuệ Minh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !