Để cứu chế độ Poroshenko, Mỹ sẽ hủy hoại hoàn toàn Ukraine?

Hạ viện Mỹ thông qua "Đạo luật ổn định và dân chủ tại Ukraine", trong đó dự kiến sẽ gửi vũ khí sát thương đến Kiev. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc nhở giới chức Ukraine về việc cần thiết thực hiện những lời hứa tiến hành cải cách kinh tế chính trị.
Để cứu chế độ Poroshenko, Mỹ sẽ hủy hoại hoàn toàn Ukraine? - ảnh 1

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc nhở giới chức Ukraine về việc cần thiết thực hiện những lời hứa tiến hành cải cách kinh tế và chính trị trong nước. Nếu không, theo ông Biden, EU có thể sẽ bãi bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Cả hai sự kiện đều có một điểm chung, đó là: Mỹ buộc phải thừa nhận rằng, "dự án Ukraine" của họ đã thất bại và ông Petro Poroshenko cần được "giải cứu".

Ai và tại sao Ukraine không muốn hòa bình

Chìa khóa trong câu chuyện này là chuyến thăm gần đây tới Ukraine của Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier và Bộ trưởng ngoại giao Pháp Jean-Marc Ayrault.

Những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao thực sự đã mang đến Kiev một kế hoạch hòa bình nhằm giải quyết cuộc xung đột dân sự ở phía đông Ukraine. Đề xuất của họ phần lớn trùng hợp với lập trường của Nga.

Thứ nhất, chấm dứt hoàn toàn các hoạt động quân sự tại khu vực xung đột . Đồng thời tuân thủ nội dung chính trị trong Thỏa thuận Minsk: Tuyên bố ân xá cho những người tham gia cuộc xung đột, tổ chức phân cấp đất nước trong đó xác định quy chế đặc biệt đối với các tỉnh Donetsk và Luhansk. Tiếp theo, ban hành những sửa đổi phù hợp trong Hiến pháp, thông qua pháp luật về bầu cử và tiến hành bầu cử trên lãnh thổ này.

Ông Poroshenko nhất quyết phản đối kế hoạch này. Và chính lúc này, ông đã được hỗ trợ bởi đám "diều hâu" trong chính phủ và quốc hội.

Thứ hai, kế hoạch hòa bình nhằm giải quyết xung đột dân sự sẽ không được thực thi bởi các nhóm cực đoan Ukraine (trong đó, theo các số liệu khác nhau, ước tính có khoảng 30-50.000 chiến binh có vũ trang). Bởi vì thành viên trong các nhóm này là chiến binh trong các băng nhóm có vũ trang, tự nhận là "tiểu đoàn tình nguyện" chỉ có duy nhất một việc ở thời điểm hiện tại, tham gia các chương trình kiểu như "đốt phá kênh truyền hình "Inter", yêu sách chính quyền, như là đòi lợi ích và trợ cấp giống các cựu chiến binh...

Thứ ba, đối với chính quyền, cuộc chiến đã trở thành một cái cớ hợp lý cho những thất bại trong việc phát triển hòa bình của đất nước. Chiến tranh có thể gây sụt giảm nền kinh tế và các xung đột chính trị, giảm mức lương của nhân viên nhà nước, những người mà nói chung không được trả lương.

Vì vậy, kế hoạch hòa bình do các bộ trưởng Ngoại giao EU đề xuất, đã được tiếp nhận bởi đa số đại biểu trong Quốc hội, các đại diện giới kinh doanh và các đảng viên đảng cấp tiến với thái độ thù địch. Ông Steinmeier và Ayrault nhận ra điều này trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo đảng trong quốc hội và tuyên bố: nếu Ukraine không thực hiện nội dung chính trị trong Thỏa thuận Minsk thì sẽ không được hưởng chế độ miễn thị thực.

Để cứu chế độ Poroshenko, Mỹ sẽ hủy hoại hoàn toàn Ukraine? - ảnh 2

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier.

Vì sao EU và Mỹ bất hòa?

Về nguyên tắc, ông Steinmeier và ông Ayrault về cơ bản không yêu cầu bất cứ điều gì mới, đơn giản là họ chỉ tuân thủ tất cả những gì được viết trong Thỏa thuận Minsk. Chỉ có cách tiếp cận là mới. Lần đầu tiên kể từ năm 2014, các Bộ trưởng đã không nói về "sự xâm lược của Nga", mà về trách nhiệm của chính quyền Ukraine đối với tình hình hiện nay.

Tại EU, cuối cùng người ta cũng đã nhận ra rằng, nguyên nhân của tình hình Ukraine không xuất phát từ bên ngoài, mà là trong nội bộ đất nước, trong chính quyền của Ukraine. Cách tiếp cận mới của EU đối với các vấn đề của Ukraine đã trở thành một cú sốc đối với ông Poroshenko.

Dường như các chính trị gia châu Âu đã bắt đầu mất niềm tin, không còn tin vào tư tưởng hiếu chiến của ông Poroshenko, buộc phải đi đến bước tiến chính trị mà ông Poroshenko nhất quyết không muốn thực hiện.

Mỹ hiểu rằng sau 2 năm, ông Poroshenko không thể chiến thắng trong cuộc chiến. Tháng 3/2015 Chủ tịch Hạ viện Mỹ, đảng viên đảng Cộng hòa đến từ bang Ohio - John Boehner và một nhóm các nhà lập pháp hàng đầu của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã kêu gọi Nhà Trắng nhanh chóng viện trợ quân sự cho Ukraine dưới hình thức vũ khí sát thương.

Bây giờ, khi cuối cùng mọi chuyện đã trở nên rõ ràng rằng, cuộc chiến kéo dài chưa lối thoát chính là do lỗi của Kiev, thì Mỹ lại muốn gia tăng áp lực tình hình. Nếu ông Poroshenko thua một lần thì phải đưa cho ông ta vũ khí để chiến đấu. Từ đó xuất hiện cái gọi là "Đạo luật về sự ổn định và dân chủ tại Ukraine", theo đó Kiev có thể được cung cấp vũ khí sát thương.

Để cứu chế độ Poroshenko, Mỹ sẽ hủy hoại hoàn toàn Ukraine? - ảnh 3

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Poroshenko.

Mỹ hiểu rõ rằng họ có thể "mất" châu Âu. Vấn đề Ukraine đã được chia sẻ từ các đối tác EU và Mỹ. Và điều này được minh chứng bởi chuyến thăm của các bộ trưởng ngoại giao Pháp và Đức.

Đối với EU, đặc biệt là Pháp và Đức, cuộc chiến kéo dài ở Ukraine đã dẫn đến các vấn đề trong nội bộ những nước này.

Sau khi thất bại ở Ukraine - một dự án mà họ đã đầu tư suốt 2 năm về tiền bạc và nguồn lực chính trị, họ buộc phải thừa nhận rằng, "ngay cả xe buýt đi đúng theo lộ trình, nhưng chưa chắc đã đúng đường". Nói cách khác, chính phủ Đức và Pháp sẽ phải trả lời trước các cử tri về "hướng đi sai lầm".

Đối với Mỹ, dường như trong 2 năm ông Poroshenko chỉ chơi trò của riêng mình. Và Phó Tổng thống Biden - người chịu trách nhiệm "hướng Ukraine" hiểu điều này hơn ai hết.

Ở New York tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, ông Biden nói rằng, kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu ở Ukraine, ông dành ra từ 2-3 giờ một tuần để tiến hành điện đàm với các nhà lãnh đạo Ukraine, thúc giục họ kiên quyết thực hiện cải cách.

Nhưng tình hình đã rõ ràng: cải cách thì không thấy, chỉ có những lời nói dối và hứa suông của ngài Tổng thống.

Cũng theo ông Biden, chính ông đã tuyên truyền cho Đức, Pháp và Ý ý tưởng bảo lưu các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Bởi vì nếu họ hủy ngang thì người thất bại không chỉ có ông Poroshenko, mà còn chính ông Biden.

Tất nhiên, trong hành động kích thích của phó tổng thống Mỹ, còn có cả những động cơ cá nhân. Ông yêu cầu thay thế thủ tướng Arseniy Yatsenyuk, công tố Viktor Shokin và thậm chí đã đến tham dự cuộc hội đàm tại Kiev vào tháng 12/2015. Nhưng, để thay thế vào các vị trí này, ông Poroshenko một lần nữa đưa người của mình vào, đó là ông Vladimir Groisman và Yuriy Lutsenko. Tất cả lại vẫn như cũ - tham nhũng, thiếu cải cách và một nền kinh tế đang hấp hối.

Để cứu chế độ Poroshenko, Mỹ sẽ hủy hoại hoàn toàn Ukraine? - ảnh 4

Quân đội Ukraine

Tất nhiên, quyết định của Hạ viện Mỹ về việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine hoàn toàn không có nghĩa là loại vũ khí này sẽ được chuyển giao ngay cho Ukraine. Quyết định vẫn chưa được Thượng viện thông qua và sau đó cần có chữ ký của Tổng thống.

Tuy nhiên, thứ nhất, quyết định của Hạ viện ủng hộ "đảng chiến tranh" Ukraine. Điều này đi ngược với đề nghị của ông Steinmeier và ông Ayrault, ông Poroshenko sẽ không tuân thủ nội dung chính trị trong Thỏa thuận Minsk.

Thứ hai, khả năng duy trì quyền lực trong một cơ cấu cũ của ông Poroshenko đã cạn kiệt. Cựu Thủ tướng Ukraine Sergey Arbuzov cho biết, "Tổng thống không còn đủ nguồn lực để duy trì quyền lực" và theo ông, đã đến lúc ông Poroshenko áp dụng chế độ độc tài trên đất nước hoặc chỉ định bầu cử quốc hội và tổng thống mới.

Nếu Mỹ vẫn quyết định cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine thì chỉ sau một thời gian ngắn loại vũ khí này sẽ không chỉ xuất hiện ở vùng ATO, mà cả trên các đường phố và quảng trường của Kiev. Và hoàn toàn có khả năng khác đó là "những tiểu đoàn tình nguyện" sẽ dùng vũ khí này để chống lại chế độ Poroshenko.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !