DC-3 - mẫu phi cơ '80 năm vẫn bay tốt'
Một máy bay vận tải C-47 của Nam Phi bị rơi hôm 12/12, khiến 11 người thiệt mạng. Điều đáng nói ở đây là chiếc C-47 (C-47 Dakota) được thiết kế từ những năm 1930 (được biết đến là máy bay chở khách DC-3), được sử dụng nhiều nhất suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Một chiếc C-47 "Dakota" III được chụp năm 2005 |
Điều đó cho thấy, máy bay thế hệ này đã qua nhiều lần nâng cấp, cải tiến. Cả 10 chiếc 47-C của không quân Nam Phi (South African Air Force-SAAF) được cải tạo và sử dụng từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước với các nhiệm vụ tuần tra trên biển, vận tải và chiến tranh điện tử, mà chiếc vừa rơi hôm 12/12 vừa rồi thuộc đội vận tải.
Một số máy bay dường như cứ bay mãi mãi không nghỉ. Một ví dụ điển hình là chiếc DC-3/C-47. Những chiếc máy bay này được cải tạo, tân trang, thân máy bay được dựng lại và kéo dài hơn, phần cánh được nâng cấp, được trang bị động cơ mới và nhiều thiết bị điện tử hiện đại. Một phiên bản khác, chiếc BT-67, được sử dụng trong 8 tổ chức dân sự (gồm cả dịch vụ Lâm nghiệp Mỹ) và 9 lực lượng không quân (gồm không quân Mỹ và không quân Trung Quốc).
So với loại DC-3, chiếc BT-67 này dài hơn khoảng 1 m và nặng hơn khoảng 1,5 tấn; tốc độ di chuyển của chúng là 380km/giờ, trong khi DC-3 chỉ bay được 240km/giờ và có thể bay 3200km, trong khi DC-3 chỉ bay được 1600km. Khả năng vận tải của BT-67 (khoảng 4 tấn) cũng lớn gấp đôi DC-3. Với tầm bay xa hơn, BT-67 được một sân bay tại Nam Phi sử dụng để cung cấp dịch vụ vận tải hàng không cho các trạm nghiên cứu tại Nam Cực.
6 năm trước, Colombia đã bỏ ra 20 triệu USD để tân trang, chuyển đổi 5 chiếc máy bay vận tải C-47 sang loại vũ trang (chúng được trang bị bộ phận cảm biến tầm nhìn bay ban đêm, 3 súng máy cỡ 12,7 ly và một số bom).
Những chiếc máy bay vận tải C-47 từ thời Thế Chiến thứ 2 này xuất hiện lần đầu tại chiến tranh Việt Nam những năm 1960. Và đến nay nhiều máy bay DC-3/C-47 vẫn tiếp tục cất cánh. Hàng trăm chiếc vẫn đang hoạt động trên toàn thế giới, chủ yếu là thuộc sở hữu của các hãng vận tại nhỏ ở Mỹ và một số nước khác. Từ giữa những năm 1930, có hơn 500 chiếc DC-3 được chế tạo, và có đến 16000 chiếc được sản xuất để sử dụng trong thời gian xảy ra Chiến tranh Thế giới thứ 2. Trên thực tế, DC-3 là loại máy bay được sản xuất rộng rãi nhất trong suốt cuộc chiến.
Lực lượng đồng minh vẫn thường sử dụng DC-3 (có thể mang 28 quân và hơn 60 người trong các trường hợp khẩn cấp). Với phạm vi hoặc động tối đa lên đến 3400km, tốc độ cao nhất 296km/giờ, những chiếc C-47 vẫn được thường xuyên sử dụng để vận chuyển hàng hóa thông thường (khoảng 3,5 tấn), và còn được coi là chiếc “xe tải biết bay”. Nhiều chiếc máy bay loại này vẫn được cải tạo, như chiếc BT-67, và vẫn thách thức thời gian khi có thể bay thêm hàng thập kỉ, thậm chí còn lâu hơn nữa.