Đau mỏi xương khớp hãy áp dụng hai cách giảm đau cực hiệu quả từ ngải cứu

Nhiều người bị đau nhức xương khớp thường lấy ngải cứu chườm, ăn canh ngải cứu để giảm đau. Các chuyên gia cho rằng ngải cứu rất tốt cho xương khớp.

Đau nhức xương khớp là bệnh lý phổ biến có thể do chấn thương, làm việc lao động quá sức, ít vận động như đứng lâu, ngồi lâu, nằm nhiều hay khi trời trở lạnh, thời tiết thay đổi, đơn thuần chỉ là do căng cơ, ... hoặc có thể do mắc các bệnh như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, gout…
 
BS CKI. Nguyễn Trần Như Thủy - Khoa Nội Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết khi bị bệnh xương khớp người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau. Vì sử dụng thuốc giảm đau không kiểm soát gây ra rất nhiều tác hại cho cơ thể người bệnh.

Những người bị bệnh nhẹ có thể sử dụng các mẹo trị bệnh, giảm đau ngay tại nhà mà không cần uống thuốc giảm đau.
 
Bác sĩ Thuỷ cho biết người bệnh có thể sử dụng ngải cứu là một trong các vị thuốc chính.

Ngải cứu hay còn gọi cây thuốc cứu, lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải diệp, ngải diệp đem nghiền nát, bỏ gân lá, tán thành bột tơ mịn gọi là ngải nhung. Ngải cứu là cây thuốc phổ biến trong dân gian và cả trong y học.

Ngải cứu có rất nhiều công dụng khác nhau, là cây thuốc có thể thu hoạch suốt năm nên có thể được trồng trong vườn nhà, có thể dùng làm thức ăn, nước uống, dùng làm thuốc.

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

Trong Đông Y, thảo dược này có vị cay đắng, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, tác dụng tán hàn thấp, làm ấm kinh lạc, lý khí huyết và cầm máu.

Với công năng đa dạng, ngải cứu thường được sử dụng để trị đau bụng do lạnh, chảy máu cam, động thai, kinh nguyệt không đều và các bệnh đau nhức xương khớp do nhiễm phong, hàn.

Ngải cứu có thể dùng nấu món ăn, sắc nước uống, hoặc làm thành túi chườm. Tuy là cây thuốc phổ biến và khá lành tính nhưng cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng ngải cứu tại nhà.
 
Thứ nhất, dùng ngải cứu chườm

Cách làm, người bệnh lấy ngải cứu tươi khoảng 400 gram, rửa sạch để ráo nước, cắt khúc, rang (sao) trên bếp chung với khoảng 2 nắm tay muối hột, dùng 1 cái khăn mềm bọc lại, để cho nguội bớt, rồi đắp lên vùng khớp bị đau, khi đạt độ nóng phù hợp với da thì nhấc lên và tiếp tục chườm cho đến khi nguội. Một ngày có thể chườm 2 - 3 lần.

Nếu bị đau tại vùng khớp vai hoặc thắt lưng, để thuận tiện có thể dùng thêm 1 tấm khăn mỏng, độ dài phù hợp, bọc lại túi chườm vừa làm, cột vào vùng cần chườm, miễn là chú ý độ nóng vừa phải.
 
Khi túi chườm nguội hẳn, đổ hỗn hợp lá ngải cứu và muối hột ra chảo rang lại hoặc dùng lò vi sóng làm nóng lại là có thể tái sử dụng.

Để tăng tính ấm của túi chườm, có thể dùng thêm gừng già khoảng 400gram rửa sạch, cắt sợi dầy, trộn chung với hỗn hợp ngải cứu và muối biển, rang nóng và thực hiện các bước tương tự.
 
BS Thuỷ lưu ý khi sử dụng túi chườm gừng nóng nếu lần đầu làm túi chườm nóng, nên để nhiệt độ vừa ấm, không được để quá nóng tránh bị phỏng rộp da, nên lót lên da bằng 1 tấm vải mỏng.

Chú ý nếu vùng khớp đau bị sưng nóng đỏ, viêm nhiễm, có vết thương chảy máu thì không nên tự chườm mà nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.
 
Thứ hai, làm nước thuốc dùng ngâm hoặc tắm
 
Lá ngải cứu tươi khoảng 400gram, rửa sạch, cắt khúc. Gừng già khoảng 300gram, rửa sạch, đập dập. Sả 4 cây, rửa sạch, đập dập. Lấy tất cả bỏ vào 1,5 – 2 lít nước, nấu sôi trong 10 phút, sau đó tắt bếp, hãm thêm trong 2 phút.

Sau khi lọc bỏ bã, dung dịch nước thuốc này có thể dùng pha thêm nước để tắm, hoặc dùng để ngâm vùng khớp bị đau, ngâm chân, vừa giúp chỉ thống hành khí, tán phong hàn, khử ứ còn có thể giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon giấc.

Nếu bị đau đầu có thể dùng các thành phần như trên lượng gấp đôi, đổ nước ngập mặt lá, bỏ thêm 1 nắm lá bạc hà (hoặc húng cây), đun sôi 15 phút. Xông hơi khoảng 20 phút có thể làm giảm cơn đau đầu.
 
Khi sử dụng cách này, BS Thuỷ cho biết bạn có thể ngâm nước thuốc 2 lần/ngày cho đến khi hết đau, xông hơi chỉ nên 1 lần/ngày (chú ý tránh bị phỏng) và người bệnh đang bị đau cơ xương khớp không nên tắm khuya, tốt nhất là nên tắm trước 19h. 

K.Chi 

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Xét nghiệm máu có tầm soát được loại ung thư 23.000 người Việt mắc mỗi năm?

Một số người dân tin rằng có thể phát hiện ung thư phổi khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần thận trọng về điều này.

Căn bệnh có thể biến chứng vào tim, 50% người mắc không hay biết

Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và nhiều biến chứng lên tim, thận, mắt, mạch máu...

‘Ba trắng một vàng’ âm thầm gây hại thận

Sữa, muối, đường và nước cam là các thực phẩm mà những người có nguy cơ mắc bệnh thận nên hạn chế.

Đang cập nhật dữ liệu !