Đau mắt đỏ: Dù không nặng cũng nên nghỉ
Dịch đau mắt đỏ đang có diễn biến phức tạp và lan rộng trên cả nước. Nhiều người bị đau mắt đỏ buộc phải nghỉ học, nghỉ làm để phòng tránh lây lan cho cộng đồng.
Lo sợ học sinh bị hổng kiến thức
Theo chị Nguyễn Thị Bình (Kim Hoa, Đống Đa, Hà Nội) cả gia đình chị đều bị mắc bệnh đau mắt đỏ. Trước đó, con gái lớn của chị chưa bị bệnh nhưng cô giáo đã khuyên không nên đến lớp vì sợ ảnh hưởng đến bạn bè. Nhiều bạn trong lớp không lại gần con chị (cháu Hương lớp 10 -trường THPT Thăng Long) vì sợ cháu là tác nhân mang mầm bệnh cho cả lớp.
Sau đó, cháu phải nghỉ học từ khi chưa có biểu hiện của đau mắt đỏ. Chị Bình kể: "Nghỉ học được hai hôm thì con bé cũng bị bệnh luôn, khổ thế đấy". Sau 10 ngày điều trị, mắt của chị vẫn đỏ hoe nên đi làm vẫn bị kỳ thị. Nhiều người thấy đồng nghiệp đau mắt đỏ là tránh xa, sợ bị lây nhiễm. Hai vợ chồng chị đã xin nghỉ không lương cả tuần rồi nên chị Bình sợ không dám nghỉ thêm. Điều chị lo lắng nhất là các con nghỉ học lâu sẽ bị hổng kiến thức.
Cùng hoàn cảnh đó, anh Nguyễn Việt Trường - số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội cũng bị đồng nghiệp “xa lánh”. Anh bị dính đau mắt đỏ từ gia đình nên khi vừa thông báo bị đau mắt, công ty anh đã báo anh nên nghỉ ở nhà. Tuy nhiên, công việc trên văn phòng còn dở dang, nhiều hợp đồng chào thầu đang cần chỉnh sửa nên tiếc công tiếc việc anh lại lên công ty làm việc. Tuy nhiên, khi đi ở thang máy dù cố né vào sâu bên trong nhưng nhiều người vẫn không dám nhìn anh.
Thậm chí, vào đến văn phòng làm việc nhiều nhân viên cấp dưới của anh cũng tránh xa. Anh buồn bã kể lại, làm được buổi sáng thì sếp lớn lên bảo "cậu muốn cả công ty cùng đau mắt đỏ à”, rồi anh được đặc cách mang giấy tờ, hồ sơ về nhà làm.
Còn bác sĩ Hùng - Bệnh viện Phụ Sản Trung ương cũng ngán ngẩm: "Anh bị đau mắt vào đúng ngày đầu tuần đi làm. Công việc và lịch mổ cho bệnh nhân đã xếp sẵn rồi mà giờ đành ở nhà điều hành qua điện thoại. Nếu đến bệnh viện thì lây bệnh cho cả khoa và bệnh nhân mất".
Cũng may, các bệnh nhân của anh Hùng không phải bệnh nguy cấp nên anh có thể điều chỉnh lại ca mổ khi bệnh đỡ hơn. Ba ngày đau mắt đỏ, mọi lịch trình của anh thay đổi hẳn.
Không khí lạnh sẽ giảm nguy cơ phát tán bệnh
Theo bác sĩ Hoàng Cương, trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho đến hết ngày 24/9 số bệnh nhân đến khám đau mắt đỏ vẫn không giảm. Số bệnh nhân này chiếm từ 20 % tổng số các bệnh nhân đến khám về mắt. Đến hết ngày hôm qua chưa ghi nhận thêm trường hợp nào bị biến chứng nặng từ đau mắt đỏ như viêm kết mạc cấp tính, loét giác mạc.
Bác sĩ Cương cho biết, theo kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị bệnh đau mắt đỏ, đợt không khí lạnh về miền bắc từ ngày hôm nay sẽ giúp tình hình bệnh đau mắt đỏ được kiểm soát tốt hơn.
Kinh nghiệm cho thấy, cứ mỗi đợt không khí lạnh, thời tiết khô hanh hơn, độ ẩm không khí thấp, virus lây bệnh phát tán chậm hơn. Thời gian qua, bệnh phát tán nhanh, lan rộng là do thời tiết mưa nắng sụt sùi, hai cơn bão số 8 và số 9 ập đến liên tục càng khiến bệnh lan nhanh ở các tỉnh thành.
So với mọi năm trước, dịch đau mắt đỏ thường bùng phát vào tháng 7 và tháng 8 vì trời mưa. Nhưng năm nay bệnh đến muộn hơn và diễn biến cũng phức tạp hơn.
Nhiều bệnh nhân đến khám bệnh cũng than thở với bác sĩ bị ép nghỉ làm hoặc nghỉ học vì mắc bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên, bác sĩ Cương cho rằng những người đau mắt đỏ nên nghỉ ở nhà để tránh lây lan cho cộng đồng. Nhiều người mắc bệnh còn cố gắng ra ngoài dẫn đến bệnh lây lan nhanh hơn.
Tâm lý cho rằng cứ đeo kính là không sợ lây bệnh sang cho người khác nên nhiều người cố tình vừa đeo kính vừa đi làm. Điều đó hoàn toàn sai bởi bệnh còn lây lan qua đường không khí, đường thở. Thậm chí, tay người bệnh dụi vào mắt sao đó sờ vào bàn ghế, cầu thang, máy tính… đều là nguồn mầm bệnh cho người khác.
Điều bác sĩ Cương băn khoăn nhất dù là bệnh lành tính nhưng tốc độ lây lan rất nhanh như hiện nay thì các cơ quan nên có chính sách hỗ trợ cho người bệnh nghỉ ở nhà điều trị nhưng vẫn có lương. Vì sợ nghỉ không có lương nên nhiều người vẫn cố đi làm.
Sở Y tế Hà Nội cũng khuyến cáo các trường hợp mắc bệnh nên nghỉ ở nhà, trẻ em có biểu hiện cần cho nghỉ học, ngay sau đó có các biện pháp bù kiến thức cho các em nghỉ vì đau mắt đỏ. Mọi người dân nên tránh tập trung nơi đông người. Không nên sử dựng chung khăn mặt, khăn tắm và các dụng cụ sinh hoạt khác.
Theo chị Nguyễn Thị Bình (Kim Hoa, Đống Đa, Hà Nội) cả gia đình chị đều bị mắc bệnh đau mắt đỏ. Trước đó, con gái lớn của chị chưa bị bệnh nhưng cô giáo đã khuyên không nên đến lớp vì sợ ảnh hưởng đến bạn bè. Nhiều bạn trong lớp không lại gần con chị (cháu Hương lớp 10 -trường THPT Thăng Long) vì sợ cháu là tác nhân mang mầm bệnh cho cả lớp.
Sau đó, cháu phải nghỉ học từ khi chưa có biểu hiện của đau mắt đỏ. Chị Bình kể: "Nghỉ học được hai hôm thì con bé cũng bị bệnh luôn, khổ thế đấy". Sau 10 ngày điều trị, mắt của chị vẫn đỏ hoe nên đi làm vẫn bị kỳ thị. Nhiều người thấy đồng nghiệp đau mắt đỏ là tránh xa, sợ bị lây nhiễm. Hai vợ chồng chị đã xin nghỉ không lương cả tuần rồi nên chị Bình sợ không dám nghỉ thêm. Điều chị lo lắng nhất là các con nghỉ học lâu sẽ bị hổng kiến thức.
Cùng hoàn cảnh đó, anh Nguyễn Việt Trường - số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội cũng bị đồng nghiệp “xa lánh”. Anh bị dính đau mắt đỏ từ gia đình nên khi vừa thông báo bị đau mắt, công ty anh đã báo anh nên nghỉ ở nhà. Tuy nhiên, công việc trên văn phòng còn dở dang, nhiều hợp đồng chào thầu đang cần chỉnh sửa nên tiếc công tiếc việc anh lại lên công ty làm việc. Tuy nhiên, khi đi ở thang máy dù cố né vào sâu bên trong nhưng nhiều người vẫn không dám nhìn anh.
Thậm chí, vào đến văn phòng làm việc nhiều nhân viên cấp dưới của anh cũng tránh xa. Anh buồn bã kể lại, làm được buổi sáng thì sếp lớn lên bảo "cậu muốn cả công ty cùng đau mắt đỏ à”, rồi anh được đặc cách mang giấy tờ, hồ sơ về nhà làm.
Còn bác sĩ Hùng - Bệnh viện Phụ Sản Trung ương cũng ngán ngẩm: "Anh bị đau mắt vào đúng ngày đầu tuần đi làm. Công việc và lịch mổ cho bệnh nhân đã xếp sẵn rồi mà giờ đành ở nhà điều hành qua điện thoại. Nếu đến bệnh viện thì lây bệnh cho cả khoa và bệnh nhân mất".
Cũng may, các bệnh nhân của anh Hùng không phải bệnh nguy cấp nên anh có thể điều chỉnh lại ca mổ khi bệnh đỡ hơn. Ba ngày đau mắt đỏ, mọi lịch trình của anh thay đổi hẳn.
Không khí lạnh sẽ giảm nguy cơ phát tán bệnh
Theo bác sĩ Hoàng Cương, trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho đến hết ngày 24/9 số bệnh nhân đến khám đau mắt đỏ vẫn không giảm. Số bệnh nhân này chiếm từ 20 % tổng số các bệnh nhân đến khám về mắt. Đến hết ngày hôm qua chưa ghi nhận thêm trường hợp nào bị biến chứng nặng từ đau mắt đỏ như viêm kết mạc cấp tính, loét giác mạc.
Bác sĩ Cương cho biết, theo kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị bệnh đau mắt đỏ, đợt không khí lạnh về miền bắc từ ngày hôm nay sẽ giúp tình hình bệnh đau mắt đỏ được kiểm soát tốt hơn.
Kinh nghiệm cho thấy, cứ mỗi đợt không khí lạnh, thời tiết khô hanh hơn, độ ẩm không khí thấp, virus lây bệnh phát tán chậm hơn. Thời gian qua, bệnh phát tán nhanh, lan rộng là do thời tiết mưa nắng sụt sùi, hai cơn bão số 8 và số 9 ập đến liên tục càng khiến bệnh lan nhanh ở các tỉnh thành.
So với mọi năm trước, dịch đau mắt đỏ thường bùng phát vào tháng 7 và tháng 8 vì trời mưa. Nhưng năm nay bệnh đến muộn hơn và diễn biến cũng phức tạp hơn.
Nhiều bệnh nhân đến khám bệnh cũng than thở với bác sĩ bị ép nghỉ làm hoặc nghỉ học vì mắc bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên, bác sĩ Cương cho rằng những người đau mắt đỏ nên nghỉ ở nhà để tránh lây lan cho cộng đồng. Nhiều người mắc bệnh còn cố gắng ra ngoài dẫn đến bệnh lây lan nhanh hơn.
Tâm lý cho rằng cứ đeo kính là không sợ lây bệnh sang cho người khác nên nhiều người cố tình vừa đeo kính vừa đi làm. Điều đó hoàn toàn sai bởi bệnh còn lây lan qua đường không khí, đường thở. Thậm chí, tay người bệnh dụi vào mắt sao đó sờ vào bàn ghế, cầu thang, máy tính… đều là nguồn mầm bệnh cho người khác.
Điều bác sĩ Cương băn khoăn nhất dù là bệnh lành tính nhưng tốc độ lây lan rất nhanh như hiện nay thì các cơ quan nên có chính sách hỗ trợ cho người bệnh nghỉ ở nhà điều trị nhưng vẫn có lương. Vì sợ nghỉ không có lương nên nhiều người vẫn cố đi làm.
Sở Y tế Hà Nội cũng khuyến cáo các trường hợp mắc bệnh nên nghỉ ở nhà, trẻ em có biểu hiện cần cho nghỉ học, ngay sau đó có các biện pháp bù kiến thức cho các em nghỉ vì đau mắt đỏ. Mọi người dân nên tránh tập trung nơi đông người. Không nên sử dựng chung khăn mặt, khăn tắm và các dụng cụ sinh hoạt khác.
Phúc Mai
Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm
Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.
Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch
1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.
Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID
Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.
1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt
Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.
Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé
Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.
Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại
Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.
Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ
Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.
4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.