Đất nền khó bán nhất giữa dịch bệnh

Lượng giao dịch bất động sản trên thị trường nhìn chung đều sụt giảm do tác động của dịch Covid-19, trong đó đất nền là sản phẩm có thanh khoản thấp nhất ở nhiều địa phương.

Cần tiền mua căn hộ để sinh sống lâu dài tại TP.HCM, chị Dương Mai Anh (30 tuổi) cho biết gia đình chị đã rao bán một mảnh đất tại Lagi, Bình Thuận từ đầu năm nhưng vẫn chưa thể tìm được người mua.

"Lô đất của gia đình tôi nằm khá gần bờ biển, dù giá rẻ hơn rất nhiều so với các dự án đất nền mở bán quanh đó nhưng do là đất trồng cây lâu năm nên khó bán và cũng khó được giá cao", chị Mai Anh nói.

Ở góc độ đầu tư đất nền, anh Trọng Hùng, một môi giới đất nền tại các quận, huyện xa trung tâm TP.HCM như Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và một số tỉnh vùng ven cho biết không ít nhà đầu tư đang khó khăn vì "kẹp hàng".

Mức độ quan tâm sụt giảm vì Covid-19

Theo anh Hùng, bên cạnh một bộ phận nhà đầu tư có nguồn tiền nhàn rỗi lớn, chưa cần tài chính từ các kênh đầu tư khác để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính thì có nhiều người đang cần bán các bất động sản để thu hồi vốn.

"Mặc dù tâm lý người Việt Nam rất thích mua đất nhưng thực tế đây là dòng sản phẩm có tính thanh khoản không quá cao, trừ một số thời điểm sốt đất. Đất nền là sản phẩm có sự gia tăng tốt về giá bán nhưng khả năng sử dụng thấp, không tạo ra được dòng tiền sử dụng cho người mua, nhất là trong bối cảnh các hoạt động sản xuất kinh doanh đều bị gián đoạn", người môi giới này phân tích.

Dat nen kho thanh khoan anh 1

Mức độ quan tâm đến các sản phẩm đất nền trên cả nước sụt giảm mạnh trong 7 tháng đầu năm. Ảnh: Quỳnh Danh.

Chính vì vậy, việc bán hàng, thanh lý tài sản của nhiều nhà đầu tư trong lúc này đang khá khó khăn. Một số người bắt đầu chấp nhận giảm giá bán kỳ vọng từ 5-7% để tìm khách mua.

Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, trong tháng 7 vừa qua, mức độ quan tâm của người dùng về các tin bán đất trên cả nước giảm mạnh với 21% so với tháng 6. Đây là phân khúc bất động sản có mức độ quan tâm sụt giảm mạnh nhất so với toàn thị trường. Lượng tin đăng trong tháng 7 về các sản phẩm đất nền cũng ghi nhận mức giảm 26% so với các loại hình khác trên thị trường.

Bên cạnh đó, các báo cáo khác về thị trường bất động sản cũng cho thấy tính thanh khoản của các sản phẩm đất nền đang có xu hướng sụt giảm mạnh trong năm 2021.

Trong tháng 7 vừa qua, DKRA ghi nhận thị trường đất nền TP.HCM và các tỉnh giáp ranh không ghi nhận nguồn cung mới được mở bán trong tháng. Đây là lần đầu tiên thị trường thiếu vắng nguồn cung mới.

TP.HCM và các tỉnh lân cận không có đất nền mới trong tháng 7
Nguồn cung và mức độ tiêu thụ các sản phẩm đất nền tại TP.HCM và các tỉnh giáp ranh năm 2021. Nguồn: DKRA
Nhãn Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7
Nguồn cung Căn 672 139 485 1426 1039 464 0
Tiêu thụ   510 131 480 1106 439 90 0

Sức cầu chung toàn thị trường giảm đáng kể, nguyên nhân do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát và kéo dài trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản.

Tại thị trường thứ cấp, thanh khoản thị trường giảm mạnh so với giai đoạn trước khi dịch bùng phát. Vào cuối tháng 7, thị trường xuất hiện một số nhà đầu tư có sử dụng đòn bẩy tài chính, chịu áp lực về lãi vay, họ chấp nhận cắt lỗ, giảm giá bán hoặc giảm một phần lợi nhuận để thu hồi dòng vốn.

Báo cáo mới đây về khu vực Đà Nẵng của DKRA cho thấy giao dịch đất nền trên thị trường thứ cấp kém sôi động với tính thanh khoản khá thấp. Nhìn chung, những giao dịch cho thấy các nhà đầu tư đang chấp nhận giảm giá bán trung bình 5-10% so với năm 2021.

Nhiều người mắc kẹt sau những cơn "sốt đất"

Tuy nhiên, theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam nhận định nhiều nhà đầu tư mua đất do tâm lý đám động, dẫn đến tình trạng chôn vốn ở một số khu vực đã xảy ra sốt đất trong thời gian qua.

"Trong thời gian qua, nhiều cơn sốt đất đã diễn ra tại TP.HCM, các tỉnh lân cận và cả ở nhiều tỉnh thành phía Bắc với giá bán đẩy lên cao và lượng giao dịch tăng vọt. Tuy nhiên, trong những cơn sốt đất này, những người đầu cơ sẽ luôn là bên chiến thắng và người thua cuộc là các nhà đầu tư ăn theo. Tỷ lệ thành công khi đầu tư đất nền trong các cơn sốt không lớn, tỷ lệ người không kịp rút vốn về lại rất nhiều", ông Kiệt nói.

Dat nen kho thanh khoan anh 2

Bên cạnh khó khăn do đại dịch Covid-19, những cơn sốt đất ảo cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý chung của thị trường. Ảnh: Quỳnh Danh.

Có cùng quan điểm, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho rằng ảnh hưởng do dịch Covid-19 lên thì trường chỉ là một phần. Thực tế, việc không ít người môi giới lợi dụng thông tin quy hoạch sân bay, cầu cảng… để tạo sóng ảo, thổi giá đất lên quá cao trong đợt sốt đất vừa qua tại một số địa phương cũng khiến các nhà đầu tư cảnh giác hơn.

Ngay cả khi mà dịch Covid-19 được khống chế hoàn toàn thì nhà đầu tư cũng sẽ không quá "vồ vập" và thận trọng hơn trước khi xuống tiền.

Chưa kể, không ít nhà đầu tư cũng đã bị “đứt gãy” dòng tiền trong các đợt bùng phát của dịch Covid-19 do bị “chôn” vốn, thậm chí phải bán tháo, cắt lỗ nên phần nào khiến cho tính thanh khoản của phân khúc đất nền cần thêm nhiều thời gian để hồi phục.

Trong nửa đầu năm 2021, Colliers ghi nhận lượng thông tin truy vấn về đất nền giảm liên tục theo từng tháng. Các thông tin tìm kiếm về đất nền tại những tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An hay Bà Rịa Vũng Tàu cũng ghi nhận giảm khoảng 10-12% trong giai đoạn từ tháng 4, 5 vừa qua. Trong đó, Long An đang ghi nhận có hiện tượng dư thừa nguồn cung đất nền.

Bên cạnh đó, ông David Jackson cho rằng động lực quan trọng khiến phân khúc đất nền trở nên sôi động chính là cơ sở hạ tầng. Hiện tại, nhiều nguồn lực đang được tập trung để chống dịch. Một số dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm đã phải tạm ngưng hoặc thi công không đạt được tiến độ đã đề ra.

Chính vì vậy, CEO Colliers Việt Nam dự báo từ nay đến đầu năm 2022, rất khó để thị trường đất nền nhộn nhịp trở lại như trước đó.

Hơn 80% sàn bất động sản không có doanh thu, Hội Môi giới 'kêu cứu'

Hơn 80% sàn bất động sản không có doanh thu, Hội Môi giới 'kêu cứu'

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, hiện có tới hơn 80% sàn giao dịch bất động sản không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp. Không có doanh thu, quỹ lương ngày một cạn kiệt, buộc phải cắt giảm nhân sự.

Theo zingnews.vn

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.