Đảng Cộng hòa “chớp thời cơ” Triều Tiên thử bom nhiệt hạch để chỉ trích Obama

Việc Triều Tiên tiến hành thử bom nhiệt hạch đã cho thấy thất bại trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama và cựu Ngoại trưởng Hilary Clinton trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố trên do thượng nghị sỹ Marco Rubio, một trong các ứng cử viên của đảng Cộng hòa mong muốn tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, đưa ra.
Đảng Cộng hòa “chớp thời cơ” Triều Tiên thử bom nhiệt hạch để chỉ trích Obama - ảnh 1

Tổng thống Obama bị chỉ trích mạnh sau vụ Bắc Triều Tiên thử bom H

“Nếu như sự kiện (Triều Tiên thử bom nhiệt hạch) được khẳng định thì đây sẽ là ví dụ điển hình cho thất bại trong chính sách đối ngoại của Obama - Clinton” - ông Marco Rubio lên tiếng khẳng định.

“Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử của mình, tôi đã từng cảnh báo rằng Triều Tiên đang được điều hành bởi nhân vật luôn có tham vọng tăng cường tiềm lực hạt nhân, trong khi đó ông Obama lại khoanh tay đứng nhìn”- Marco Rubio chỉ trích.

Theo ông Rubio, vụ thử hạt nhân của Triều Tiên cho thấy sự nguy hiểm khi tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại “vô giá trị” của Obama và H.Clinton.

Quan điểm này của ông Marco Rubio nhận được sự ủng hộ của cựu Chủ tịch Hewlett-Packard Carly Fiorina.

“Tất nhiên Triều Tiên tiến hành vụ thử nghiệm này là do nhìn thấy Iran dự định vi phạm thỏa thuận về chương trình hạt nhân của mình ngay sau khi nó mới được ký kết mà không vấp phải bất cứ cản trở nào của Mỹ. Triều Tiên là thất bại tiếp theo trong chính sách đối ngoại của H.Clinton và Obama”- bà Fiorina bổ sung.

Những luận điệu chỉ trích chính quyền Tổng thống Obama sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử trên cũng được các chính trị gia Chris Christie, thượng nghị sỹ bang New Jersey, thượng nghị sỹ Rand Paul thuộc bang Kentucky, đưa ra.

“Không có cả những giải pháp đơn giản nhất để giải quyết vấn đề. Tất cả vũ khí hạt nhân đơn giản là không thể biến mất như kiểu có “ngọn đũa thần” được”- Paul ví von.

Trong buổi truyền hình trực tiếp, ông Paul cũng bày tỏ sự ủng hộ việc phải tăng cường phối hợp với các đối tác khác để thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Được biết, vào hồi 4h30 (giờ Moscow, 8h30 giờ Hà Nội) ngày thứ Tư (6/1), Triều Tiên đã tiến hành vụ thử nghiệm đầu tiên bom nhiệt hạch - loại bom mà người ta vẫn nhắc đến là Triều Tiên đã sở hữu.

Chính phủ Triều Tiên tuyên bố rằng bước đi này được thực hiện nhằm nâng cao tiềm lực hạt nhân của nước này để có thể bảo vệ trước các đòn tấn công của Mỹ. Triều Tiên cũng khẳng định sẽ không bao giờ sử dụng bom này trước nếu như chủ quyền của họ không bị đe dọa.

Về phía mình, Nga bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với những tuyên bố của Chính phủ Triều Tiên về vụ thử bom nhiệt hạch này. Tổng thống Nga Putin đã yêu cầu nghiên cứu kỹ số liệu của tất cả các trạm đo đạc để phân tích tình hình trong trường hợp nếu như thông tin về vụ thử nghiệm này được khẳng định.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Kostantin Kosachev tuyên bố rằng vụ thử này của Triều Tiên vi phạm Hiệp ước cấm toàn diện thử nghiệm vũ khí hạt nhân và đây là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga.

Còn đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, Áo Vladimir Volonkov tuyên bố rằng Moscow lên án các vụ thử nghiệm tương tự như vụ thử nghiệm này của Bắc Triều Tiên.

Đảng Cộng hòa “chớp thời cơ” Triều Tiên thử bom nhiệt hạch để chỉ trích Obama - ảnh 2

Hình ảnh vụ thử bom H.

Bên cạnh đó, một loạt các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc… lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ vụ thử nghiệm này của Triều Tiên. Thậm chí Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Australia còn yêu cầu quân đội tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã "cực lực chỉ trích" vụ thử hạt nhân của Triều Tiên vào sáng 6/1. Ông Abe cho rằng vụ thử hạt nhân của Triều Tiên là "mối đe dọa, thách thức nghiêm trọng" và hoàn toàn không thể dung thứ. Vụ thử đã thách thức những nỗ lực của quốc tế về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết ông sẽ gặp Đại sứ Mỹ Kennedy để bàn về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Nhật Bản sẽ tìm kiếm một nghị quyết của Liên hợp quốc nhằm lên án vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tokyo có khả năng sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên do vụ thử hạt nhân này.

Bom nhiệt hạch - còn được gọi là bom khinh khí, bom hydro hay bom H- là loại vũ khí hạt nhân có thể tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ từ quá trình nhiệt hạch. Khi loại vũ khí này được kích hoạt, bức xạ nhiệt từ vụ nổ hạt nhân phân rã sẽ làm nóng và tạo sức nén cho phần đầu đạn mang các nguyên liệu như deuterium, tritium, và liti, dẫn tới phản ứng nhiệt hạch.

Ba loại đồng vị này có thể dễ dàng hợp nhất thành hydrogen và giải phóng một lượng lớn năng lượng. Bom nhiệt hạch có sức công phá mạnh hơn rất nhiều so với bom hạt nhân (bom A).

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.

Đào Cảnh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !