Dân Trung Quốc đặt biệt danh gì cho ông Trump?

Rất lâu trước khi ứng viên đảng Cộng hòa “nói xấu” Trung Quốc trong buổi tranh luận đầu tiên hôm qua (27/9), tỷ phú Donald Trump đã rất nổi tiếng ở đất nước đông dân này.

Người dân Trung Quốc coi ông Trump như “một ngôi sao internet” trên mạng xã hội, cụm từ được dùng để miêu tả những người nổi tiếng trên mạng bằng cách cư xử kỳ lạ và thường không được xem trọng.

Khi tỷ phú Trump tuyên bố ra tranh cử vào năm ngoái, người dân Trung Quốc ngay lập tức đã đặt cho ông một vài biệt danh (nickname), tất cả nghe đều hài hước và không mấy tôn trọng khi nói bằng tiếng phổ thông. Bởi vì, người Trung Quốc cho rằng việc ông Trump tranh cử Tổng thống Mỹ chỉ là “một trò đùa” và không có cơ hội nào cho ông bước chân vào Nhà Trắng.

Dưới đây là một số biệt danh mà người Trung Quốc đặt cho ông Trump:

“Chuan-pu”

“Chuan-pu”, được chuyển ngữ từ từ “Trump”, là viết tắt của cụm từ “Sichuan Putonghua”. Cả cụm có nghĩa là “nói tiếng phổ thông với giọng Tứ Xuyên”, thường được dùng để nói móc một người đến từ tỉnh Tứ Xuyên, không nói được giọng chuẩn Bắc Kinh và vẫn còn một số phát âm địa phương.

Biệt danh mỉa mai này được rất nhiều hãng thông tấn, tin tức ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc sử dụng.

Dân Trung Quốc đặt biệt danh gì cho ông Trump? - ảnh 1

Mô hình châm biếm ông Trump ở Mỹ.

“Chuang-po”

“Chuang-po” cũng đọc tương tự như Trump, và nghĩa đen là “làm gãy giường”. Hai biệt danh nói trên đều được dùng để chỉ tên gọi, còn tên thường gọi Donald của ông Trump được người Trung Quốc gọi là “Tang”, đọc gần tương tự như “Don”. Bởi người Trung Quốc coi tên xuất hiện trước là họ vì vậy khi nhìn thấy “Donald Trump”, họ sẽ coi Donald là họ, còn Trump là tên.

Ngoài ra, Tang còn là họ thật của hàng nghìn người Trung Quốc vì vậy tên gọi Tang-Chuan-Pu hay Tang-Chang-Po đọc gần giống với tên thật của người Trung Quốc, mặc dù chẳng ai thích tên của họ có nghĩa là “nói tiếng phổ thông với giọng Tứ Xuyên” hay “làm gãy giường”

“Tang-Na-De Te-Lang-Pu”

Biệt danh cuối là cách dịch chính thức của Donald Trump do Wikipedia và truyền thông chính thống của Trung Quốc dịch. Cách dịch này chẳng có nghĩa gì và các cư dân mạng cũng không sử dụng cả cụm trên để nhắc đến ông Trump trên mạng xã hội.

Tiếng tăm của ông Trump trên mạng xã hội Trung Quốc

Trong một cuộc bỏ phiếu cuối tháng 3/2016 của 3330 độc giả tờ Thời báo Hoàn Cầu, 54% phản hồi ủng hộ Trump làm Tổng thống, cao hơn tỷ lệ 36% người Mỹ ủng hộ Trump cùng thời kỳ đó.

Trên Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc, có ít nhất 10 nhóm hâm mộ Trump với hơn 1.000 lượt theo dõi, trong đó có “Câu lạc bộ hâm mộ Trump” (1.667 thành viên), “Trump: Ánh sáng Thế giới” (3.445 thành viên) và “Bình luận Trump” (2.706 thành viên).

Dân Trung Quốc đặt biệt danh gì cho ông Trump? - ảnh 2

Ông Trump khá nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc.

Cư dân mạng Trung Quốc ủng hộ Trump vì nhiều lý do khác nhau. Đa số coi Trump là nhà kinh doanh thành đạt, từ đó kính trọng ông. Hình ảnh của Trump cộng với sự tôn sùng tiền bạc ở Trung Quốc hiện nay, và người ta tin rằng lối làm ăn thực dụng của ông, khi đưa vào bối cảnh chính trị, sẽ giúp ích cho Trung Quốc.

Ngoài ra, một lý do khác là tình hình chính trị và xã hội bất ổn tại Tân Cương đã gây ra làn sóng bất bình với người Hồi giáo trên mạng xã hội Trung Quốc. Vì vậy, ẩn ý gay gắt của Trump với đạo Hồi phù hợp với các đối tượng này.

Tóm lại, thông điệp không rõ ràng của Trump về Trung Quốc cũng gây ra các phản ứng nhiều chiều. Trong khi các kênh chính thống nhiều lần “nói xấu” ông Trump, thì xuất thân và phong cách “có một không hai” của vị ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa này lại khá phù hợp với đông đảo người dùng mạng Trung Quốc.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…



Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !