Dân Iraq hoang mang vì kho vũ khí Mỹ của khủng bố IS

Sự xuất hiện trở lại của Quân đội Mahdi, một lực lượng vũ trang cực đoan có tư tưởng chống phương Tây, tại Iraq một lần nữa đã khiến đất nước ngày càng rạn nứt và quân đội Mỹ gặp nhiều khó khăn.

Mỹ đang phải đối mặt với thách thức lớn, đó là thuyết phục người dân Iraq rằng họ đang ngăn cản sự lan rộng của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong khu vực, chứ không phải đang tiếp tay cho các hoạt động khủng bố.

Dân Iraq hoang mang vì kho vũ khí Mỹ của khủng bố IS - ảnh 1

Binh lính Mỹ trong một chiến dịch quân sự tại thành phố Ramadi, Iraq.

Nhiều thành viên của các lực lượng dân quân Hồi giáo dòng Shiite ủng hộ chính phủ đã cho đăng tải các đoạn phim cho thấy vũ khí và các nhu yếu phẩm của Mỹ đã bị IS giành được, hoặc bị phát hiện trong các khu vực đã từng do IS kiểm soát. Truyền thông địa phương ngay lập tức đưa ra cáo buộc Mỹ đã giúp thành lập tổ chức khủng bố nhằm gây ra xung đột ở Trung Đông, qua đó tiếp cận nguồn dầu thô tại đây.

Sự xuất hiện của những thông tin sai lệch này đúng vào thời điểm Quân đội Mahdi có tư tưởng bài phương Tây đang nổi lên trở lại. Là một lực lượng thân Iran và đứng đầu bởi giáo chủ Muqtada al-Sadr, đây là tổ chức đã chống lại quân đội Mỹ khi họ tiến vào Iraq, và được cho là đã giết chết hàng trăm binh lính Mỹ bằng chiến lược du kích và sử dụng các thiết bị nổ.

Là một lực lượng vũ trang thuộc dòng Hồi giáo Shiite, Quân đội Mahdi có cùng tư tưởng tôn giáo với chính quyền Iraq hiện tại, nhưng trong khi các quan chức Iraq coi sự hiện diện của Mỹ là cần thiết để chống lại sự phát triển của IS, Quân đội Mahdi coi tình hình hỗn loạn hiện tại là cơ hội để khẳng định tầm ảnh hưởng của mình.

Kể từ tháng 8/2014, Mỹ đã chi hơn 7 tỉ USD và thực hiện hơn 5.000 cuộc không kích nhằm vào mạng lưới IS tại Iraq. Để có thể củng cố hơn nữa tính hiệu quả của chiến dịch quân sự chống IS, một tổ chức khủng bố Hồi giáo dòng Sunni, Mỹ phải thu hút sự ủng hộ của các nhóm ôn hòa dòng Sunni đã bị thanh trừng thời hậu Saddam Hussein. Nhưng điều đó có nghĩa là Mỹ đã tạo cơ hội để Quân đội Mahdi thêu dệt mối nghi ngờ trong lòng chính phủ Iraq, rằng Mỹ không thực sự ủng hộ chính quyền hiện tại.

Không những vậy, thành phần của các nhóm ôn hòa và các tổ chức khủng bố như IS và al-Qaeda đều rất khó xác định. Mạng lưới IS ở Iraq có rát nhiều thành viên từng là những người thuộc chính quyền Saddam Hussein trước đây.

Mỹ đang muốn mở rộng sự hiện diện của quân đội trong khu vực Trung Đông, và Quốc hội Mỹ tiếp tục ủng hộ vận chuyển vũ khí cho các lực lượng nổi dậy, nhưng sau đó rất nhiều loại vũ khí đã bị quân khủng bố dùng để chống lại quân đội Mỹ.

Theo khảo sát mới đây, chỉ khoảng 18% người Iraq được hỏi có quan điểm ủng hộ Mỹ, trong khi đó con số này là 38% vào năm 2014. Có thể nói rằng kể từ sau sự sụp đổ của chính quyền Saddam Hussein, Iraq không thể xây dựng một nhà nước ổn định về an ninh khi có quá nhiều thế lực liên quan.


Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.
Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !