Dân hoài nghi vị trí 80 thế giới về tham nhũng của Trung Quốc
Sau khi tổ chức Transparency International (tổ chức Minh bạch Quốc tế) đưa bảng xếp thứ tự các quốc gia trên thế giới theo "mức độ tham nhũng mà được nhận thức tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia” năm vừa rồi, thì trên trang Sina Weibo, một diễn đàn giống như Twitter tại Trung Quốc, nơi hàng ngàn microbloggers Trung Quốc đăng tải và nhận xét về tin tức, thì phản ứng phổ biến nhất của độc giả đối với vấn đề này chỉ là sự hoài nghi.
Tân Tổng bí thư Tập Cận Bình chủ trương đẩy mạnh chống tham nhũng |
Tâm lý chung như sau:
Một độc giả có biệt danh Jianan SFZH bình luận: "Tôi không nghĩ rằng (Trung Quốc) sẽ xếp hạng đó trong danh sách này".
Một độc giả khác, Nanshanyishui baby bình luận: "Hình như bạn đang không hài lòng về điều này".
Jianan SFZH hản hồi: "Các quan chức chính phủ (chúng tôi) cần tỉnh giấc mộng, mở mắt ra, và thanh lọc các hoạt động của mình! Họ phải có lương tâm hơn đến tiền thuế của người dân!"
Một số cư dân mạng đã mỉa mai rằng, Transparency International chắc đã nhận được tiền hối lộ. Còn độc giả Woshigaofushuai lại tỏ ra thất vọng về những vụ bê bối tham nhũng gần đây: “Người nước ngoài thực sự không hiểu về Trung Quốc.Một quốc gia mà một trưởng thôn có tài sản đến 1 tỷ hoặc 2 tỷ Nhân dân tệ, tương đương với 150 triệu đến 300 triệu USD, lại chỉ đứng ở hạng thứ 80 sao?”.
Các độc giả Trung Quốc có cơ hội để rút ra những so sánh và đặt mình trong bối cảnh rộng hơn. Độc giả Wangshirufengyun chỉ ra rằng, Đài Loan chỉ xếp ở hạng thứ 37: “Tôi đã ngạc nhiên khi nghe người khác bảo Đài Loan tham nhũng hơn so với Trung Quốc đại lục”.
Một số ý kiến khác thì thể hiện niềm tự hào và chủ nghĩa dân tộc. Độc giả Chaojixiaocongcong bày tỏ: “Ít ra chúng ta phải đứng trước các quốc gia như Ấn Độ, Nga, Mexico, Argentina, Hy Lạp, và chúng ta giàu hơn so với các nước Ả Rập, Ai Cập và Libya.
Các phương tiện truyền thông tại Hồng Kông và Trung Quốc đang quan tâm đến nền tảng chính sách của chính quyền của ông Tập Cận Bình, khi ông Tập nêu cao ngọn cờ chống tham nhũng. Kể từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của Đảng cộng sản Trung Quốc vào tháng 11 vừa rồi, đã có hơn mười quan chức cấp tỉnh và thành phố đã bị điều tra.
Nhưng chính quyền của ông Tập Cận Bình tất nhiên không phải là chính quyền đầu tiên đưa ra mục tiêu cải cách. Trong quá khứ, các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đã tấn công mạnh vào vấn đề tham nhũng.
Một điều quan trọng hơn là Đảng cộng sản Trung Quốc đã nhận ra rằng, cần phải đối phó hiệu quả hơn khi người dân mất niềm tin vào hệ thống pháp lý và chính trị của đất nước.
Các cuộc điều tra gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng vào sự tham gia của công chúng. Những vụ việc xử lý quan tham gần đây chứng minh rằng, Internet là một kênh quan trọng đối với sự liên hệ giữa người dân và các nhà lãnh đạo.
Tuy nhiên, chỉ riêng minh bạch, trong sạch thì cũng không phải là liều thuốc chữa bách bệnh để có thể tự giải quyết vấn nạn tham nhũng, hay biến đổi khí hậu, hoặc các vấn đề về quy hoạch đô thị. Điều quan trọng là chính phủ Trung Quốc phải xây dựng cơ chế cho phép người dân giao lưu với các nhà hoạch định chính sách, phản ánh trực tiếp vấn đề chứ không chỉ thông qua Internet.
Người sử dụng Internet tại Trung Quốc không thể nhận được câu trả lời cho những câu hỏi khó, nhưng ít ra các phương tiện truyền thông xã hội cung cấp cho họ một nơi có thể đưa ra câu hỏi và thảo luận.