Dẫn đầu cả nước về môi trường kinh doanh 2021: Quảng Ninh chủ động, quyết liệt và đổi mới!

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa mới công bố cho thấy, Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu cả nước về môi trường kinh doanh với 73,02/100 điểm.

Đây là năm thứ 5 liên tiếp tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu cả nước trong bảng xếp hạng PCI. Quảng Ninh cũng là địa phương duy nhất được xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế “Rất tốt”. Xếp sau tỉnh này lần lượt là Hải Phòng, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Bắc Ninh,…

Theo đánh giá của VCCI, kết quả đạt được của Quảng Ninh tới từ những nỗ lực đặc biệt của tỉnh này trong năm 2021, khi chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã luôn duy trì tinh thần chủ động, quyết liệt và đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Cụ thể, trong năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vẫn duy trì quyết tâm cải thiện chất lượng điều hành của địa phương mình qua việc ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh là xây dựng chính quyền kiến tạo, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo cho sự phục vụ. UBND tỉnh cũng thường niên ban hành kế hoạch hành động về triển khai bảo vệ môi trường đầu tư kinh doanh, bám sát mục tiêu chỉ đạo tại Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và giao nhiệm vụ cải thiện từng chỉ tiêu trong PCI cho các sở, ban, ngành.

{keywords}
Tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ nhanh chóng các doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.

Trong năm 2021, tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tục nỗ lực rà soát, cắt giảm, đơn giản hoá, công khai, minh bạch thủ tục hành chính để giảm 40-50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định. Hệ thống trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, huyện đều thống nhất cơ chế làm việc theo nguyên tắc 5 tại chỗ (tiếp nhận – thẩm định – phê duyệt – đóng dấu – trả kết quả).

Tính đến hết tháng 2/2022, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp được 1.712 dịch vụ ở mức độ 3 và mức độ 4 trong tổng số 1.831 dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Số lượng dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 là 1.387 thủ tục, tương đương 75% số dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, với tỷ lệ trung bình khoảng 48%.

Những nỗ lực thực chất của tỉnh Quảng Ninh đã giúp địa phương đứng đầu ở hai chỉ số thành phần của PCI là chi phí gia nhập thị trường (7,97 điểm); chi phí thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính (8,52 điểm).

Tỉnh Quảng Ninh cũng đang hiện thực hoá cam kết đồng hành, lắng nghe và giải quyết hiệu quả các khó khăn của doanh nghiệp. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đề ra phương châm “năm thật” để các cơ quan nhà nước và cán bộ trong tỉnh thực hiện, đó là phải ứng xử chân thành để doanh nghiệp suy nghĩ thật -doanh nghiệp nói thật – chính quyền hành động thật – các nỗ lực của tỉnh có kết quả thật – người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật.

Song song với các hình thức tiếp cận trực tiếp doanh nghiệp, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cũng tiếp tục mở rộng việc sử dụng kênh truyền thông, mạng xã hội để chủ động tiếp thu thông tin từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề mới phát sinh trên địa bàn tỉnh.

Trong công tác ứng phó với đại dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh đã thực thi hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp của tỉnh để hỗ trợ nhanh chóng các doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.

Bên cạnh hỗ trợ về thuế, phí, bảo hiểm xã hội và tiếp cận tín dụng, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập từ sớm tiểu ban sản xuất và lưu thông hàng hoá của tỉnh để đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hoá an toàn trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19, cũng như đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, không gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động cung ứng.

Quảng Ninh cũng triển khai uỷ quyền cho UBND cấp huyện quyền hạn quyết định hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn bởi Covid-19 nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh ở cấp cơ sở.

Trong điều tra PCI 2021, có tới 87,9% doanh nghiệp trong tỉnh đã đánh giá “Tốt” hoặc “Rất tốt” về ứng phó của chính quyền trước đại dịch Covid-19. Đây là một trong những địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng về quản trị dịch bệnh cao nhất cả nước.

Chia sẻ "bí quyết" để Quảng Ninh đạt được kết quả đặc biệt này, Chủ tịch UBND Nguyễn Tường Văn cho biết, không chỉ là dẫn đầu bảng xếp hạng PCI, mà Quảng Ninh còn là tỉnh duy nhất trong 63 tỉnh, thành phố vượt qua điểm mốc 75 điểm trong kết quả PCI từ năm 2010 trở lại đây.

Để đạt được kết quả đó, ông Văn cho biết thời gian qua Quảng Ninh đã tập trung vào ba nội dung.

Trước hết là Quảng Ninh đã chủ động sắp xếp bộ máy tinh gọn hiệu quả, phát huy mô hình mới, tạo đột phá, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ chuyên môn với truyền thống kỷ luật và đồng tâm của đất mỏ luôn vượt khó đi lên.

Tiếp đó, Quảng Ninh đã cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tập trung giảm thời gian làm thủ tục  từ đó giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Từ tiếp cận thông tin đất đai, quy hoach,  giải phóng mặt  bằng..., nhiều thủ tục giảm thời gian từ 40 đến 60%, không ít dự án được cấp phép trong vòng 24 giờ.

Đặc biệt, Quảng Ninh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, thành phố thông minh. Quảng Ninh cũng là một trong những tỉnh đầu tiên có trung tâm điều hành thành phố thông minh được kết nối và chia sẻ với trung tâm điều hành của Chính phủ.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký: Quảng Ninh còn nhiều dư địa để cải cách

PCI 2021 của Quảng Ninh dẫn đầu cả nước là kết quả nỗ lực không mệt mỏi qua nhiều năm, nhiều thế hệ lãnh đạo dày công chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, kỷ cương, dấn thân, sáng tạo gắn với tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy…

Tuy nhiên, dù đứng đầu cả nước, nhưng điểm PCI năm 2021 giảm 2,07 điểm so với năm 2020. Một số chỉ tiêu mặc dù đã có sự cải thiện tăng điểm hoặc tăng hạng nhưng nhìn chung vẫn ở thứ hạng chưa cao so với các địa phương trên cả nước, còn nhiều dư địa để cải cách. Kết quả PCI 2021 cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của các địa phương, những tỉnh thành khác đang có lợi thế của “người đi sau” khi có thể tham khảo và áp dụng những cách làm hay, thực tiễn tốt sẵn có từ những tỉnh nhóm trên để cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương mình.

Vì vậy, để duy trì và tiếp tục tạo ra bước đột phá, Quảng Ninh cần tiếp tục kiên trì đẩy mạnh cải cách hành chính một cách quyết liệt, đồng bộ, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch, hấp dẫn. Ứng dụng mạnh mẽ và có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo bước đột phá hiện đại hóa nền hành chính; cung cấp tối đa các dịch vụ tiện ích số, mang lại giá trị gia tăng và tạo sự thuận tiện nhất cho mọi người dân; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị.

Tuân Nguyễn

Quảng Trị phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định về việc giao vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

TP. HCM: Hơn 30 tổ chức tôn giáo ký kết tham gia bảo vệ môi trường

TP. HCM phấn đấu đến hết năm 2026 sẽ có 100% các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức Tôn giáo... được tiếp cận thông tin về bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH); tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH.

Lào Cai duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2022 đạt khá, đạt 9,02%, cao hơn 3,57 điểm % so với năm 2021; xếp thứ 4/14 tỉnh trong vùng và 26/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so năm 2021.

Phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về xuất khẩu

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh theo theo hướng tăng trưởng xanh

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín dụng chính sách xã hội tạo việc làm cho hơn 867 nghìn lao động

Năm 2023, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo hướng tới mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân duy trì mức giảm 1-1,5%/năm

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường tại Long An

Năm 2023, UBND tỉnh Long An yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị, địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Hỗ trợ 73 ngôi nhà chống bão, lụt cho người nghèo Quảng Bình

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình và tổ chức World Share vừa bàn giao thêm 73 nhà an toàn chống chịu bão, lụt cho các hộ dân nghèo và cận nghèo.

Đắk Nông khuyến khích giảm nghèo bền vững

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn.

Mỹ Đức (Hà Nội): Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy rừng

Ngày 28/12/2022, UBND xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã tổ chức diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng huy động nhiều lực lượng tham gia

Đang cập nhật dữ liệu !