Dân Afghanistan 'thích' Mỹ ở lại?

Theo lộ trình đã cam kết của chính quyền Tổng thống Barack Obama, lính Mỹ sẽ rút hoàn toàn khỏi Afghanistan trong năm 2014. Cuộc rút lui này sẽ để lại một lỗ hổng lớn đối với người dân nước này vì họ tin rằng Mỹ đã đem đến cho họ nhiều hơn là chính quyền trong nước.
Trong một ngôi làng được xây bằng gạch nung, Liên Hiệp Quốc đã dựng một bức tường chống lũ lụt cho người dân, Mỹ trả tiền để gầy dựng lên các cánh đồng lúa mỳ. Hashmat Karzai, một người anh em họ của tổng thống Afghanistan, đã bỏ số tiền túi 70.000 USD để kéo một đường dây điện về cho làng. Tất cả là trách nhiệm của Chính phủ Afghanistan, nhưng họ đã không làm gì.

“Chính phủ đã không làm được bất cứ điều gì”, ông Abdul Ali, một già làng nói.

Dân Afghanistan 'thích' Mỹ ở lại? - ảnh 1
Một người dân Karz tiến về phía bức tường chống lũ do Mỹ tài trợ xây dựng ở Afghanistan

Mỹ và đồng mình đã nỗ lực trong nhiều năm, chi hàng tỷ USD để cải thiện việc cung cấp các dịch vụ cơ bản ở nông thôn Afghanistan. Nếu lãnh đạo Afghanistan thực hiện nghĩa vụ phục vụ người dân thì có lẽ vùng Karz – quê hương Tổng thống Hamid Karzai, là vùng duy nhất được hưởng lợi.

Việc rút quân của lính Mỹ đang để lại một khoảng trống về cả tài chính lẫn hỗ trợ điều hành các khu vực nông thôn của Afghanistan. Những người tham gia tái thiết Afghanistan cảm thấy lo lắng cho người dân nước này bởi sự yếu kém của chính quyền địa phương, nguồn lực và quyền hạn hầu như không có.

Sự thiếu tiến bộ của Chính phủ Afghanistan biểu hiện trong từng ngày ở làng Karz khi mà người dân nơi này đang mỗi ngày đều đến gõ cửa nhà ông Hashmat Karzai. Ông Karzai nắm giữ quyền hành trong làng một cách không chính thức, bắt nguồn từ việc ông xem mình như là già làng của bộ lạc, trở nên thịnh vượng và mạnh mẽ bởi mối quan hệ với Tổng thống Hamid Karzai. Ông từng là chủ một công ty an ninh tư nhân được cử để bảo vệ căn cứ Mỹ, và ông hiện đang cho một khách sạn thuê đất gần sân bay Kandahar của NATO.

Ngôi nhà của Hashmat đang dần trở thành nơi mà người dân gửi các vấn đề mới của họ lên: Một đơn thư xin cho bơm tưới tiêu, phòng khám cho trẻ em, hoặc xin thông tin của một người thân bị quân đội Mỹ giam giữ. Những điều này đang giết chết người dân tỉnh Kandahar, nơi họ cần gõ cửa là chính quyền, nhưng nếu họ đến đó, họ sẽ mất một tháng mới gặp được người có chức trách giải quyết vấn đề của mình. “Có một khoảng cách lớn giữa người dân địa phương và chính phủ”, ông Karzai nói, “Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách? Tôi chưa tìm ra cách.”

Dân Afghanistan 'thích' Mỹ ở lại? - ảnh 2
Người dân thu hoạch nho ở Afghanistan

Trong tháng Chín, số lượng binh sỹ Mỹ ở Kandahar và các tỉnh lân cận sẽ giảm xuống còn 13.500 người. Các trận chiến đẫm máu với Taliban trong những năm qua tại vùng này đã tạo ra những bãi mìn khắp các vùng nông thôn Zhari và Panjwai. Trong khi bạo lực trong nước đã thay đổi, sức mạnh của lực lượng nổi dậy đã ổn định, Thiếu tướng James L. Huggins, chỉ huy hàng đầu của Mỹ tại tỉnh Kandahar nói rằng ông tin tưởng các binh sỹ và cảnh sát Afghanistan có thể thắng trong cuộc chiến chống Taliban. Tuy nhiên, ông Huggin lại ít lạc quan hên về khả năng Chính phủ Afghanistan có thể đảm bảo cuộc sống của người dân – một nhiệm vụ theo ông Huggin sẽ phải hoàn thành để Afghanistan kìm hãm được các cuộc nổi dậy tại đây.

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đổ hàng trăm triệu USD và Kandahar để cố gắng cung cấp các dịch vụ công cộng thay cho chính phủ Afghanistan. Mỹ đã trả hơn 200 triệu USD để tạo dựng một hồ tưới ở đập Dahla, trợ cấp hàng năm 50 triệu USD để trả tiền nhiên liệu nuôi dưỡng nhà máy điện của thành phố. Các khoản hỗ trợ này sẽ bị rút khỏi Afghanistan trong giữa năm tới, và nước này sẽ hoặc là phải cắt giảm sử dụng hoặc tăng các khoản phí đánh lên người dân.

Dân Afghanistan 'thích' Mỹ ở lại? - ảnh 3
Lính Mỹ sẽ rút khỏi Afghanistan hoàn toàn trong năm 2014

Afghanistan lo ngại rằng nền kinh tế có được nhờ chiến tranh, nhất là những hợp đồng của NATO xây dựng và sử dụng sân bay Kandahar (KAF) sẽ rơi vào ngõ cụt khi quân đội nước ngoài rời đi. “90% nền kinh tế Kandahar có được nhờ KAF. Khi cạn tiền, điều gì sẽ xảy ra với Kandahar?” Thậm chí nhiều hơn những lo ngại về an ninh, dân làng của Karz đang lo lắng về kinh tế của họ. Họ sợ rơi vào tình cảnh nghèo khó, không điện nước, không phòng khám và phân bón nông nghiệp.

Các văn phòng thuộc cơ quan chính phủ ở Afghanistan cũng sử dụng các nguồn hỗ trợ từ Mỹ. Cơ quan hành chính địa phương ở đây không có ngân sách, không thu thuế, thay vào đó là sử dụng các khoản tiền được rót từ Kabul qua các bộ khác nhau. “Làm sao chúng ta có thể thu thuế khi người dân không có bất cứ thứ gì và chúng ta cũng không cung cấp cho họ bất cứ điều gì?”, Naziq, một nhân viên chính quyền địa phương ở Karz nói.

Kể cả đối với người dân, họ cũng không hề vui mừng khi quân Mỹ rút lui – một điều tưởng chừng như vô lý. Khi chiến tranh bắt đầu, Abdullah, một người dân ở Karz, là một tài xế xe tải nghèo có thu nhập 200 USD/tháng bằng công việc chở nho khô trên toàn miền nam Afghanistan. Anh ta lợi dụng sự hỗn loạn trong thời chiến, trở thành một nhà cung cấp xe tải chở hàng cung cấp và đưa đón người cho căn cứ quân sự NATO. Giờ đây, anh ta kiếm được gấp mười lần con số 200 USD. “Tôi vui vì sự hiện diện của họ ở đây”, Abdullah nói, “kinh doanh đã tốt lên nhiều ở Kandahar 5 năm qua. Tôi thực sự lo lắng về những gì sẽ xảy ra khi người nước ngoài đi khỏi đây”. 

PHAN SƯƠNG

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !