Dầm mình bắt nghêu sông Hàn, vất vả kiếm bạc triệu mỗi ngày

Dọc ven bờ sông Hàn (Đà Nẵng) có hàng chục người dân ngụp lặn, ngâm mình cả ngày dưới nước để bắt nghêu. Một ngày vất vả họ có thể kiếm được cả triệu đồng.

Lặn lội từ huyện Thăng Bình (Quảng Nam) ra Đà Nẵng từ lúc 5h sáng, ông Nguyễn Sơn (50 tuổi) bắt đầu một ngày mưu sinh trên sông Hàn bằng nghề lặn bắt nghêu.

{keywords}
Ông Sơn lặn lội từ Quảng Nam ra Đà Nẵng để mưu sinh bằng nghề lặn bắt nghêu.

Ông Sơn cho biết, năm nay nghêu được mùa, ông bắt đầu mùa nghêu trên sông Hàn đã được gần vài tháng nay. Nghêu có nhiều ở khu vực bờ Tây, phía dưới chân cầu Trần Thị Lý, Nguyễn Văn Trỗi. Với giá bán 10.000-20.000 đồng/kg, mỗi ngày ngư dân có thể kiếm được cả triệu đồng.

{keywords}
Người dân ngâm mình dưới sông Hàn để bắt nghêu.

“Tuỳ từng hôm, có hôm tôi bắt được 2 tạ nghêu, nhưng cũng có hôm chỉ được 50-70kg. Những ngày vừa qua, người ít cũng thu được vài ba trăm nghìn, nhiều thì khoảng 2 triệu đồng mỗi ngày. Năm nay được mùa nghêu chứ như năm ngoái thì lại chẳng có”, ông Sơn nói.

{keywords}
Khu vực bờ Tây, phía dưới chân cầu Trần Thị Lý, Nguyễn Văn Trỗi có hàng chục người ngâm mình dưới nước cả ngày để bắt nghêu.

Mỗi ngư dân lặn bắt nghêu mang theo dụng cụ rất đơn giản, đó chỉ là vài thùng xốp, chiếc rổ nhựa. Việc bắt nghêu hoàn toàn bằng tay trần. Mọi người tìm đến chỗ nước cạn, dùng tay mò mẫm vào lớp bùn để tìm nghêu. Nghêu bắt xong bỏ vào thùng xốp.

Ông Sơn cho biết, công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng không dễ, nghề này đòi hỏi phải có sức khoẻ mới chịu đựng nổi vì phải ngâm mình liên tục 6-8 tiếng mỗi ngày.

Giơ bàn tay chai sạn, chằng chịt sẹo, ông Sơn nói đó là những dấu vết của những lần bắt mưu sinh trên sông.

“Tay mò mẫm dưới bùn nên có khi bị mảnh sành, mảnh chai, vật sắc nhọn cứa đứt tay là chuyện thường. Có lúc không biết mò trúng con cá gì mà về hai tay sưng vù lên”, ông Sơn kể.

{keywords}
Đồ nghề để săn nghêu chỉ là những thùng xốp để đựng, vừa làm phao nếu chẳng may gặp vùng nước sâu.

Gắn bó với nghề mò nghêu này đã vài chục năm nay, ông Sơn cho biết công việc tuy vất vả nhưng là nguồn thu nhập chính để ông nuôi gia đình với 5 đứa con ăn học đại học. Khi hết mùa nghêu, ông lại tìm đến các bãi sông khác để lặn bắt mưu sinh. Dù nước lên cao hay mưa gió thì ông vẫn không lúc nào nghỉ ngơi.

Ngồi đợi chồng ở chân cầu Nguyễn Văn Trỗi, chị Hà (40 tuổi, trú tại đường Trần Cao Vân) chia sẻ, bình thường chồng chị đi biển nhưng mấy tuần nay nghỉ để đi lặn bắt nghêu.

“Nghêu trên sông Hàn thường có từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch. Đầu vụ còn bắt được nhiều, giờ cũng gần hết nên mấy ngày nay chồng tôi chỉ bắt được 30-40kg, chỉ bắt con to, con nhỏ thì thả lại. Đổi lại con to thì bán được giá cao”, chị Hà chia sẻ.

{keywords}
Nhiều phụ nữ cũng tham gia công việc vất vả này.

Sau mấy tiếng ngâm mình dưới nước, chồng chị mang thành quả là mấy chục cân nghêu vào bờ để chị mang ra chợ bán.

“Cứ ngày hai lần tôi mang nghêu ra chợ bán. Với nghêu to này tôi bán giá 20.000 đồng/kg. Đây là nghêu tự nhiên nên sạch lắm, nhiều người mua 3-5kg về để nấu cháo”, chị Hà cho biết.

Chị Hà kể, mới đầu thấy việc bắt nghêu khá đơn giản, hái ra tiền, nhiều cặp vợ chồng ra sông săn nghêu nên chị cũng đi thử nhưng đi được hôm thì “nằm bẹp” vì không chịu nổi. Thế nên mấy năm nay thay vì đi bắt nghêu thì chị mang nghêu ra chợ bán.

“Nhờ có mùa nghêu mà vợ chồng tôi cũng kiếm được 400.000-800.000 đồng mỗi ngày”, chị Hà chia sẻ.

{keywords}
Công việc tuy vất vả nhưng đổi lại người mò nghêu có thu nhập từ ba trăm nghìn đến cả triệu đồng mỗi ngày.
{keywords}
Những người làm công việc này hầu hết đều khá lớn tuổi.

{keywords}

Niềm vui khi bắt được nhiều nghêu.

{keywords}

"Chiến lợi phẩm" sau vài giờ ngâm mình bắt nghêu.
{keywords}
Nghêu được bán với giá từ 10.000 đến 20.000 đồng/kg.

Diệu Thuỳ

Bên trong khu nhà cũ, cả xóm cùng chia nhau mớ rau, miếng thịt

Tại "xóm chạy thận" nằm ở khu nhà 2 tầng đã xuống cấp trên đường Lê Ninh, gần bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), người dân nương tựa vào nhau đầy nghĩa tình.

Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng

Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.

Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió

Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.

Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển

Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.

Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê

Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Trạm giữ rừng “3 không” giữa đại ngàn Cúc Phương

Không điện, không mạng internet, không sóng điện thoại nhưng những cán bộ kiểm lâm ở trạm Đăn, Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn ngày ngày gắn bó, bảo vệ bình yên cho những cánh rừng.

Đang cập nhật dữ liệu !