Đại sứ Đức tại Serbia ‘châm ngòi’ cho cuộc chiến ngoại giao mới
Đại sứ Đức tại Serbia mới đây đã khơi dậy nỗi đau về chiến dịch ném bom của NATO ở Nam Tư năm 1999, có thể sẽ làm Serbia và Đức rơi vào khủng hoảng mới.
Theo báo cáo của TASS ngày 9/4, Thomas Schieb, Đại sứ Đức tại Serbia, gần đây đã tuyên bố rằng, việc NATO ném bom Nam Tư vào năm 1999 là cần thiết. Nhận định này đã làm dấy lên sự tức giận của các quan chức Serbia. Nenad Popovic, Chủ tịch Đảng Nhân dân Serbia cho biết, những tuyên bố như vậy là hoàn toàn vô căn cứ và yêu cầu đại sứ Đức xin lỗi.
Đại sứ Đức tại Serbia, ông Thomas Schieb. Nguồn: Sina. |
Trước đó, Thomas Schieb nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Serbia rằng việc NATO ném bom Nam Tư vào năm 1999 là cần thiết để ngăn chặn các vụ "diệt chủng" ở Kosovo.
Nhà ngoại giao Đức tuyên bố rằng, ông tin vụ ném bom là "một quyết định khó khăn và đúng đắn" được đưa ra sau khi các biện pháp ngoại giao không còn tác dụng. Ông cũng yêu cầu Serbia công nhận nền độc lập của Kosovo càng sớm càng tốt, vì ông tin rằng điều này là "tốt cho Serbia, Kosovo và toàn bộ khu vực".
Nenad Popovic cho biết, Đại sứ Đức tại Serbia Thomas Schieb đã đưa ra một nhận xét “bịa đặt”, nói rằng để ngăn chặn 'nạn diệt chủng', Serbia phải bị ném bom vào năm 1999 là bịa đặt đến cùng cực. Đó là luật điệu của một số nước phương Tây nhằm tiếp tục âm mưu đòi người dân Serbia phải chịu trách nhiệm về tội ác diệt chủng.
Đại sứ Thomas Schieb đã đưa ra tuyên bố này nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày Đức Quốc xã đánh bom thành phố Belgrade (ngày 6/4/1941) rõ ràng là một nỗ lực xáo trộn lịch sử. Nước Đức là “nhân vật chính” trong Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai lại cố gắng tuyên bố rằng Serbia là kẻ xâm lược, và phải chịu trách nhiệm.
“Nếu anh ta muốn tiếp tục làm đại diện ngoại giao của Đức tại Serbia, chúng tôi yêu cầu đại sứ Đức xin lỗi người dân Serbia vì những nhận xét xúc phạm này", ông Nenad Popovic nói.
Igor Mitrovic, thống đốc Tỉnh tự trị Vojvodina ở Serbia tin rằng, nhận xét của Đại sứ Đức là không phù hợp. Ông chỉ ra rằng, "Những nhận xét của Đại sứ Đức Thomas Schieb là không đúng sự thật, không hợp lý và không phù hợp với tư cách của các đại sứ của các quốc gia có chủ quyền. Tôi tin rằng những tuyên bố đó cần được đáp ứng theo các nguyên tắc và công ước hiện có".
NATO ném bom Nam Tư là hoạt động quân sự của NATO chống lại Cộng hòa Liên bang Nam Tư (FRY) trong cuộc Chiến tranh Kosovo. Các cuộc không kích kéo dài từ ngày 24/3/1999 đến ngày 10/6/1999. Tên mã hoạt động chính thức của NATO là Chiến dịch Đồng minh Lực lượng, Mỹ gọi nó là "Chiến dịch Noble Anvil", Nam Tư gọi là "Thiên thần thương xót" nghĩa là kết quả của một sự hiểu lầm hay sai lầm.
Các vụ đánh bom tiếp diễn liên tục cho đến khi một thỏa thuận đạt được dẫn đến việc rút quân đội Nam Tư khỏi Kosovo, và thành lập Sứ mệnh Hành chính lâm thời Liên Hợp Quốc tại Kosovo (UNMIK), một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Kosovo.
Trước khi ném bom Nam Tư, NATO đã cố gắng để có được sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về hành động quân sự, nhưng bị phản đối bởi Trung Quốc và Nga. Cuối cùng, NATO đã đưa ra một chiến dịch mà không có sự cho phép của Liên Hợp Quốc, với lí do “bảo vệ nhân quyền, chống thanh trừng sắc tộc”, tức là bảo vệ người Albania chống lại sự “diệt chủng” của người Serbia và Nam Tư.
Nam Tư cho rằng chiến dịch của NATO là một cuộc chiến tranh xâm lược bất hợp pháp chống lại một quốc gia có chủ quyền vi phạm luật pháp quốc tế bởi vì nó không có sự hỗ trợ của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Nhiều tài liệu cho rằng, chiến dịch của NATO đã làm khoảng 489-528 thường dân NATO bị thiệt mạng, hầu hết các cây cầu bị phá hủy, các nhà máy công nghiệp, các tòa nhà công cộng, các doanh nghiệp tư nhân, cũng như các doanh trại và các cơ sở quân sự của Nam Tư bị phá hủy hoàn toàn, ước tính tổng thiệt hại lên đến 30 tỷ USD.
Tuy nhiên theo ước tính của các nhà chức trách Serbia, để “bảo vệ nhân quyền” cho người Albani Mỹ và NATO đã giết chết gần 2.500 người, trong đó gần 400 trẻ em; khoảng 12,5 nghìn người bị thương ở các mức độ khác nhau.
Vụ đánh bom của NATO cũng là chiến dịch lớn thứ hai trong lịch sử của mình, sau chiến dịch ném bom NATO năm 1995 ở Bosnia và Herzegovina. Đây cũng là lần đầu tiên NATO sử dụng lực lượng quân sự mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Sau chiến dịch đánh bom kinh hoàng của Mỹ và NATO, ngoài những thiệt hại nhìn thấy được, còn những hậu quả kinh hoàng mà các thế hệ sau của Serbia phải gánh chịu. Các vụ ném bom của không quân NATO với các loại chất độc đã làm thui chột thế hệ trẻ của Serbia, để lại những vết thương chiến tranh không bao giờ lành và những di chứng chất độc cho hàng trăm nghìn người khác.
Thế giới đầy ấn tượng qua những hình ảnh đặc sắc nhất tuần
Cùng hãng tin RIA mang đến cho độc giả những bức ảnh tươi sáng và đầy cảm xúc nhất do phóng viên của các cơ quan báo chí trên thế giới ghi lại trong tuần vừa qua.
Đức Trí (lược dịch)