Đại hội Đảng có giúp kinh tế Trung Quốc thoát hiểm?

Infonet -  Mô hình kinh tế của Trung Quốc đã thoát ra khỏi ba thập kỷ tăng trưởng hai con số và các nhà lãnh đạo kế nhiệm của nước này phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn để duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, dường như họ không có những giải pháp đầy tham vọng. Thậm chí nếu họ có, thì việc hài hòa quyền lợi cố hữu với việc tìm được sự ủng hộ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng là một điều không dễ dàng.

Cái giá của việc không sớm hành động là rất cao. Ngân hàng Thế giới cảnh báo nếu không có sự thay đổi, mức tăng trưởng hàng năm của nước này có thể giảm xuống mức 5% vào năm 2015, một mức thấp nguy hiểm theo chính tiêu chuẩn của Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích khu vực tư nhân còn đưa ra những cảnh báo thậm chí còn ảm đạm hơn.

Đại hội Đảng có giúp kinh tế Trung Quốc thoát hiểm? - ảnh 1
Trung Quốc sắp bước vào một đợt thay đổi lãnh đạo Đảng Cộng sản có ý nghĩa nhất trong lịch sử về cả mặt chính trị lẫn kinh tế.

Các nhà cố vấn của Chính phủ Trung Quốc cho rằng cần thúc đẩy các ngành công nghiệp dịch vụ đánh vào chi tiêu của người tiêu dùng, thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư. Điều này yêu cầu mở rộng các ngành công nghiệp dịch vụ và buộc các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp thuộc nhà nước trước đây thường được ưu tiên phải cạnh tranh cùng nhau. Ngân hàng Nhà nước sẽ phải cho vay nhiều hơn để tránh cho doanh nghiệp tư nhân thiếu tín dụng.

Kế hoạch phát triển 5 năm của thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản hiện nay của Trung Quốc hứa hẹn sẽ có một cuộc cải cách rộng lớn. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã xin lỗi trong một cuộc họp báo hồi tháng Ba rằng chưa tích cực thúc đẩy nền kinh tế và cam kết sẽ hành động mạnh hơn. Tuy nhiên, việc có quá nhiều thay đổi có thể sẽ phải đối mặt với sự phản đối từ các phe phái có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc – các công ty nhà nước, các đồng minh của họ ở trong Đảng Cộng Sản, các quan chức và lãnh đạo địa phương.

Ông Scott Kenedy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đại Học Indiana về chính trị và kinh doanh của Trung Quốc ở Bắc Kinh đã nhận định rằng “ Nếu thử thách dành cho họ là có thể cải cách một cách triệt để trên mọi lĩnh vực thì chúng tôi tin là không thể xảy ra bởi vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay không đủ mạnh. Họ đang phải đối mặt với những lợi ích không cho phép điều đó xảy ra”.

Vấn đề nằm ở chỗ có bao nhiêu nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản sẵn sàng tái cắt giảm các ngành công nghiệp trong nước đang cung cấp công ăn việc làm và tiền bạc để củng cố độc quyền và quyền lực của Đảng?

Phó thủ tướng Lý Khắc Cường được xem là người phù hợp cho vị trí thủ tướng kế nhiệm và là một quan chức lãnh đạo kinh tế hàng đầu của Trung Quốc. Hiện nay, ông này được xem như là một nhà chính trị có phong thái dễ chịu, không phải là một nhà điều hành cải cách cứng nhắc. Tuy nhiên, cùng với phần còn lại của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Lý Khắc Cường sẽ bị chi phối bởi sự đồng thuận bên trong vòng cầm quyền sẽ được sắp đặt lại trong tháng 11 tới đây và điều này sẽ làm nhụt ý chí lực lượng của ông.

Đại hội Đảng có giúp kinh tế Trung Quốc thoát hiểm? - ảnh 2
Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

"Họ đang chịu áp lực phải thay đổi nền kinh tế, nhưng họ sẽ không dám phá hủy sự kiểm soát của Đảng", ông Mao Yushi, một nhà kinh tế 83 tuổi, một trong những người nổi lên như là người ủng hộ cải cách của Trung Quốc một cách mãnh liệt. Ông là đồng sáng lập Viện Kinh tế Unirule, một cỗ xe tăng có tư tưởng độc lập kiên định tại Bắc Kinh.

Lý Khắc Cường thể hiện một bản lĩnh chính trị tốt nhưng lại là người ít nhiệt tình cải cách, ông là thị trưởng và là Bí thư Đảng ủy tỉnh Hà Nam năm 1998-2004. Trong thời gian ông công tác tại Hà Nam, đã có một vài vụ việc nghiêm trọng xảy ra như vụ cháy ngày Giáng sinh tại một hộp đêm năm 2000 đã giết chết 309 người và nỗ lực của các quan chức địa phương trong việc ngăn chặn thông tin về sự lây lan AIDS của ngành công nghiệp mua máu. Các quan chức khác đã phải chịu trách nhiệm và từ chức vì các đám cháy nhưng Lý Khắc Cường thì không bị ảnh hưởng mà sau đó còn tăng chức lên vị trí quan trọng trong Nhà nước Trung Quốc.

Một người khác có khả năng sẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản và là Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, cũng có danh tiếng tương tự Lý Khắc Cường và cũng có những hoạt động lãnh đạo khá trì trệ.

Đại hội Đảng có giúp kinh tế Trung Quốc thoát hiểm? - ảnh 3
Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Trong những năm 1990, ông từng là Bí thư đảng ủy của tỉnh Chiết Giang, một trung tâm phát triển doanh nghiệp tư nhân phía Nam Thượng Hải, và đã giành được lời khen ngợi từ các quan sát viên bao gồm cả Bộ trưởng Tài chính cũ của Mỹ Henry Paulson. Họ ca ngợi ông không phải vì là người dẫn đầu cho sự thay đổi mà là đã không dám thay đổi thị trường tự do và sự thành công của Chiết Giang.

Các nhà lãnh đạo tiếp theo sẽ thừa hưởng một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới, nhưng cũng là nền kinh tế ít có sự ủng hộ cải cách nhất.

Trong quá khứ, có nhiều nhà quan sát theo dõi những thập kỷ tăng trưởng hai con số thần kỳ của Trung Quốc đã phải nể phục cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ, người chống lại các công ty Nhà nước và các phe phái đối lập nhằm giảm bớt sự bành trướng của các ngành công nghiệp nhà nước vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Ông đã lãnh đạo Bắc Kinh và chèo lái kinh tế Trung Quốc đạt được những bước nhảy vọt khi đưa Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), đẩy mạnh nền kinh tế tự do và vượt qua Đức, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới trong năm 2009.

Sau khi Chu Dung Cơ nghỉ hưu vào năm 2002, các nhà lãnh đạo kế cận đã gặt hái được những lợi ích tài chính, nhưng phải tập trung vào các lĩnh vực khác như: cải cách hệ thống pháp luật, giảm khoảng cách giữa hai tầng lớp giàu nghèo, chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ sức khỏe, y tế và các dịch vụ xã hội khác.

Họ xây dựng nền kinh tế bao gồm các công ty nhà nước là các nhà “vô địch quốc gia” trong các ngành công nghiệp như dầu khí, thép, viễn thông và ngân hàng bằng sự độc quyền, các khoản vay ngân hàng chi phí thấp và những ưu đãi khác. Các gói kích thích kinh tế khổng lồ của Bắc Kinh sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đều chảy hết vào các công ty nhà nước, tăng sự thống trị của những công ty này lên trong khi các công ty tư nhân mới là người tạo ra các việc làm mới và sự giàu có của Trung Quốc thì lại đang vùng vẫy để tồn tại.

Đại hội Đảng có giúp kinh tế Trung Quốc thoát hiểm? - ảnh 4
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến diễn ra vào ngày 08/11/2012 tại Bắc Kinh

Chính phủ bảo vệ các đặc quyền cho ngành dầu khí, viễn thông và các công ty lớn khác, cho rằng cần thiết để xây dựng các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc trên thế giới. Nhưng các doanh nghiệp tư nhân phàn nàn rằng các công ty nhà nước đang lạm dụng kiểm soát các nguồn tài nguyên thiết yếu như: dịch vụ điện thoại, năng lượng, các khoản vay ngân hàng và chi phí quản lý của họ tăng quá cao đã ảnh hưởng đến thu nhập trong khi rất chật vật để tạo việc làm trong khối doanh nghiệp tư nhân.

Trong một báo cáo năm ngoái, Viện nghiên cứu của Mao Yushi đã tính toán rằng các công ty nhà nước lớn nhất tiêu thụ hàng nghìn tỷ nhân dân tệ (hàng trăm tỷ đô la) tiền trợ cấp trong thập kỷ trước. Điều này đã không tạo ra hiệu quả bởi lợi nhuận lại quay về vốn chủ sở hữu và tạo ra một sự tổn thất trung bình 6%  một năm.

Wen Jia, quản lý của Công ty Du lịch tư nhân Bestone ở Thành Đô, cho biết công ty của bà phải vật lộn để cạnh tranh trong một ngành công nghiệp bị vây quanh bởi các công ty nhà nước. Bà phàn nàn về việc “các điểm tham quan thuộc về Nhà nước, các khách sạn có bảo hiểm, các hãng hàng không và vé tàu cũng vậy. Các công ty du lịch nhà nước có được mức giá thấp hơn 10% so với chúng tôi tại các điểm tham quan và khách sạn thuộc sở hữu nhà nước.”

Suy giảm kinh tế đột ngột bắt đầu từ năm ngoái đã làm gia tăng sự thất vọng giữa các nhà doanh nghiệp và dân chúng. Tốc độ tăng trưởng giảm xuống 7,4% trong quý mới nhất, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2009 và chỉ bằng một nửa so với mức bùng nổ 14,2% của năm 2007.

Ngân hàng Thế giới và một trung tâm nghiên cứu độc lập, Trung tâm Nghiên cứu phát triển, đã đưa ra một lộ trình cải cách đầy tham vọng qua một báo cáo hồi tháng Ba kêu gọi các ngành công nghiệp nhà nước tái mở rộng quy mô và tạo một thị trường mở cho các đối thủ cạnh tranh tư nhân và nước ngoài. Báo cáo cũng đưa ra cảnh báo rằng nếu không có sự thay đổi, Trung Quốc có thể bị mắc vào bẫy “thu nhập trung bình” hiện tại của nước này.

Thay đổi các ngành công nghiệp nhà nước là một vấn đề chính trị nhạy cảm. Các công ty phản đối từ bỏ độc quyền và đặc ân khác có thể tranh luận rằng họ nộp thuế, cung cấp tiền để phát triển các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và chi trả cho các sáng kiến ​​đầy tham vọng nhưng không mang lại lợi nhuận như phát triển công nghệ điện thoại di động trong nước.

Các ông chủ của những công ty khổng lồ đều được chỉ định bởi Đảng Cộng sản và có tầm ảnh hưởng chính trị. Một vài người này sẽ có mặt trong Đại hội Đảng tháng 11 tới đây để tìm ra thế hệ lãnh đạo kế cận. Công ty của họ cũng tạo ra một số cán bộ trong ban điều hành được trả lương cao và các chuyên gia nhằm tạo cơ sở hỗ trợ cho chế độ một đảng tới đây.

“Các ông chủ của các tập đoàn nhà nước rất quyền lực. Họ còn có quyền lực hơn cả những người có thể điều hành họ”. Đó là nhận định của James McGregor, một doanh nhân người Mỹ ở Bắc Kinh và là tác giả cuốn sách “Không có trí tuệ cổ xưa, không có lớp kế cận: Những thử thách của chủ nghĩa tư bản độc tài Trung Quốc”

"Đó là điều rất khó phá vỡ. Nhưng áp lực ngược lại là tăng trưởng không thể đi lên, trừ khi họ nới lỏng", McGregor nói. "Uy tín duy nhất của Đảng Cộng sản là làm cho cuộc sống tốt hơn, và nếu điều đó không xảy ra, làm thế nào để duy trì sự ổn định?"

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !