Đại đội 120 người, hết trận đánh chỉ còn 17

81 ngày đêm Thành cổ Quảng Trị rực lửa bắt đầu từ ngày 28/6/1972. Con số hy sinh của quân ta trong chiến dịch giữ Thành Cổ là vô cùng lớn và sự khốc liệt của nó thì đeo đẳng những người còn sống đến tận hôm nay.

Đại đội 120 người, hết trận đánh chỉ còn 17 - ảnh 1

ông Vũ Trung Thướng (Ảnh: Xuân Hải)

Đại tá Vũ Trung Thướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã kể lại cho PV Infonet về cuộc chiến đấu khốc liệt của quân ta khi bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Nhiều người chưa kịp gửi thư cho gia đình đã hy sinh

Đôi tay xoa vào vết thương đã liền sẹo sần sùi dưới bắp chân phải, Đại tá Vũ Trung Thướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân kể cho tôi nghe về sự khốc liệt, khó khăn, mất mát mà ông và đồng đội đã trải qua trong suốt 81 ngày đêm giữ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, cách đây đã 42 năm.

Sinh ra ở vùng quê nghèo thôn Tảo Khê, xã An Mỹ, Mỹ Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội), chàng thanh niên Vũ Trung Thướng nhập ngũ năm 1961 khi chưa đầy 18 tuổi. Ông đi bộ đội rồi được đi học một thời gian và được cử về làm Chính trị viên Đại đội 5 bộ binh, tiểu đoàn 2, trung đoàn 48, sư đoàn 320.

Ông Thướng nhớ lại trận chiến đấu với địch để bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972: sau khi quân đội ta chiếm được Thành Cổ Quảng Trị, địch điên cuồng, huy động lực lượng để chiếm lại. Lúc này đại đội ông nhận được nhiệm vụ chốt ở ngã ba Long Hưng, phía nam Thành cổ để đánh địch từ xa, đóng chốt không cho địch bước qua ngã ba này vào Thành. Với cương vị là chính trị viên Đại đội 5 ông ra lệnh cho đồng đội: “Chúng ta còn người còn đánh địch đến cùng, không để địch tiến vào Thành cổ”.

“Khi đó việc bảo vệ được Thành cổ Quảng Trị có ý nghĩa rất lớn đối với việc tạo ra thế mạnh trên bàn đàm phán của ta tại Hội nghị Paris. Trận 81 ngày đêm từ ngày 28/6 đến ngày 16/9/1972, Đại đội 5 của tôi từ 120 quân, nhưng sau đó chỉ còn 17 người sống sót, chúng tôi đã chiến đấu anh dũng, kiên cường để giữ Thành”, ông Thướng nhớ lại.

Ông kể tiếp, ác liệt nhất trong trận giữ Thành Cổ của đại đội ông là từ ngày 7/7 đến ngày 19/7/1972. Do trận chiến đấu ác liệt nên việc vệ sinh đối với bộ đội rất vất vả, cứ mỗi khi ngớt tiếng súng, nhìn ai cũng dính đầy bụi đất, khói súng, quần áo thì nhàu nát, bị rách khắp nơi. Để chiến sỹ được tắm tranh thủ khi ngớt tiếng súng, ông đã cho anh em đi tìm các sợi dây rồi buộc lại chắc chắn, tìm những chiếc giếng bỏ hoang gần trận địa rồi bố trí từng người theo dây xuống tắm.

Ông bảo: Trong trận chiến đấu khốc liệt bảo vệ Thành cổ chúng tôi thực hiện phương châm bám sát địch để đánh, nên sau mỗi đợt chống trả với sự tiến công của địch, chiến sỹ đơn vị lại bò lên để thu súng ống AR15, kèm theo đồ hộp của quân địch để dùng đánh lại chúng. Do đơn vị ngày càng có nhiều đồng đội hy sinh nên ông ra lệnh cho anh em trước khi vào trận nạp sẵn đạn vào súng, mỗi người có khoảng 5- 6 khẩu súng vừa AK và AR15 thu được để đánh địch, chính sáng kiến này đã khiến cho quân ta không mất nhiều thời gian thay đạn mà chiến đấu lại rất hiệu quả.

“Mỗi khi ngớt tiếng súng, lúc nghỉ ngơi các anh em chúng tôi trong đơn vị lại tranh thủ mượn nhau cây bút, xin nhau tờ giấy để viết thư gửi về gia đình, cho người yêu để động viên mọi người yên tâm chờ đất nước thống nhất sẽ trở về, mùi súng đạn vương đầy trên trang thư, qua những dòng chữ nguệch ngoạc, nhiều người còn chưa kịp gửi thư về cho gia đình thì đã hy sinh rồi”, ông Thướng nhớ lại.

Mặc áo rách đi báo cáo thành tích

Trong trận đánh bảo vệ Thành Cổ từ ngày 7/7 đến 19/7/1972, đại đội ông đã tiêu diệt hơn 400 tên địch cùng 5 xe tăng, tuy nhiên để giữ Thành không ít chiến sỹ của đơn vị ông đã hy sinh.

Để tuyên dương những cán bộ, chiến sỹ có thành tích xuất sắc trong trận chiến đấu bảo vệ Thành Cổ tại mặt trận B5, trung đoàn 48 đã cử 5 người trong đó có: Vũ Trung Thướng, Mai Ngọc Thoảng, Nguyễn Đức Khả, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Xuất Hiện đi báo cáo thành tích vào tháng 8/1972.

“Khi đi báo cáo thành tích, do trận chiến đấu bảo vệ Thành Cổ trong suốt 81 ngày đêm quá khốc liệt, hậu cần chưa chuẩn bị kịp, nên cả 5 anh em chúng tôi quần áo đều rách te tua. Thấy vậy, Tư lệnh Lê Trọng Tấn hỏi chúng tôi: “quần áo của các anh đâu hết rồi”, tôi vội trả lời: “Thưa Tư lệnh, quần áo của anh em bộ đội bị bom đạn xé rách hết rồi”. Nghe vậy, Tư lệnh đã ra lệnh hậu cần cấp mới toàn bộ quân tư trang cho cả 5 anh em chúng tôi ngay tại buổi báo cáo thành tích. Sau đó Tư lệnh còn thưởng cho mỗi người 2 cân gạo Hải Châu, 10 bao thuốc lá Điện Biên và Tam Đảo, 2 chai rượu cùng một ít sâm để đem về làm quà cho anh em trong đơn vị”, ông Thướng nhớ lại.

Cũng trong trận chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, ông Thướng bị thương hạng 3/4, trong đó có 3 mảnh đạn M79 của địch hiện giờ vẫn ở trong người, 1 mảnh ở chân phải, 1 mảnh ở nách, 1 mảnh ở lưng. Ngày 23/9/1973 ông Vũ Văn Thướng vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 29 tuổi. Sau năm 1972, ông Thướng tiếp tục công tác trong sư đoàn 320 tại Thanh Hóa và đón vợ con vào lập nghiệp tại đây, sinh sống tại phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. Đến 1989 ông về nghỉ hưu với quân hàm Đại tá.

Ông kể, đất nước hòa bình có lần tôi được đi công tác nước ngoài, qua cửa kiểm tra an ninh của sân bay, sau khi kiểm tra hết những đồ mang theo, trên người không để bất cứ vật gì nhưng chiếc máy của an ninh kêu ầm lên, họ tiếp tục kiểm tra lại và hỏi tôi: “Bác có mang theo vũ khí không?. Tôi bảo: “Có, nhưng đó là các mảnh đạn của Mỹ ngụy đang găm trong người tôi chưa lấy ra được”.

“Mãi sau này tôi mới biết được chiếc áo của tôi mặc trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị sau khi đi báo cáo thành tích tại mặt trận B5 hiện đang được giữ lại và trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, chiếc áo đó vẫn còn có 1 vết rách trên vai do bị đạn địch bắn sượt qua”, ông Thướng nói.

Xuân Hải

Hình ảnh xinh đẹp của BTV Thu Hà thời sự đang tác nghiệp ở Điện Biên

Có mặt tại Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, BTV Thu Hà coi đó là niềm vinh hạnh lớn. Cô gây ấn tượng khi mặc bộ trang phục truyền thống của dân tộc Thái.

MC Mai Ngọc 'sống tự tin, đẹp chủ động' sau khi chia tay chồng doanh nhân

MC Mai Ngọc luôn khiến công chúng ngưỡng mộ bởi sắc vóc gợi cảm và làn da trắng. Cô chia sẻ hiện tại chọn cách sống tự tin, đẹp chủ động.

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !