"Đại chiến" truyền thông Nhật - Trung trong vụ Senkaku/Điếu Ngư (P3)

Chính phủ và truyền thông Nhật Bản đã có nhiều bước đi khôn ngoan trong cuộc xung đột với Trung Quốc ở Senkaku/Điếu Ngư, cho dù Nhật Bản đã phải chịu không ít tổn thất về mặt kinh tế và gặp nhiều khó khăn khác.

Tại Trung Quốc, nhiều nhà xưởng, cơ sở kinh doanh của người Nhật bị đốt phá, tình hình sản xuất, buôn bán bị đình trệ, nhiều công dân Nhật gặp nguy hiểm... Ước tính, những người biểu tình Trung Quốc đã khiến Nhật thiệt hại hơn 10 tỷ yen.

Người Nhật ở Trung Quốc lao đao vì người biểu tình

Ở trong nước, nền kinh tế vĩ mô của Nhật bị tổn thương nhất định, ngành công nghiệp  ô tô lao đao bởi những hành động trả đũa của Trung Quốc. 

Ngoài ra, khi những xung đột ở Hoa Đông ngày càng lên cao, Nhật càng phải đương đầu với nhiều khó khăn đối nội, đối ngoại khác: sức ép từ người dân Nhật, từ đồng minh Mỹ và các nước trong khu vực kêu gọi hòa bình và kiềm chế ở Hoa Đông...

Nhưng vượt qua tất cả, Nhật vẫn quốc hữu hóa thành công Senkaku và quyết tâm theo đuổi chiến lược của mình.

Trong cuộc chiến dài hơi này, truyền thông và chính phủ Nhật đã có những bước đi khôn ngoan và kín kẽ. Một mặt khẳng định thực quyền đối với quần đảo Senkaku, mặt khác, đáp trả những đòn tấn công liên tiếp từ truyền thông Trung Quốc, bằng cả lời lẽ và hành động.

Đầu tiên, truyền thông Nhật đã làm tốt việc cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình quốc hữu hóa Senkaku cũng như chiến lược của chính phủ Nhật Bản ở quần đảo này. 

Mọi diễn biến của cả đôi bên Nhật – Trung, cũng như những động thái của Mỹ được truyền thông Nhật theo dõi sát sao và phản ánh đầy đủ và luôn thể hiện rõ Nhật mới là nước đang-có-thực-quyền ở Senkaku.

Trong nước, trên truyền hình và các trang báo lớn, các quan chức cấp cao như Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao luôn giữ thái độ ôn hòa nhưng quyết liệt và dứt khoát trong các hành động “bảo vệ chủ quyền của Nhật ở Senkaku”. 

Không có những phát ngôn mang tính kích động, không chỉ trích cá nhân cũng như không khơi gợi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chính phủ Nhật chỉ thường ra tuyên bố ngắn gọn về việc “Trung Quốc đang cố tình gây rối trên biển Hoa Đông” và khẳng định “Nhật Bản sẽ không nhân nhượng ở Senkaku”.

Đồng thời, những hình ảnh Thủ tướng Shinzo Abe thăm các lực lượng tuần tra bờ biển Nhật, cổ vũ tinh thần của các lực lượng tự vệ khác cũng thường xuyên xuất hiện trên mặt báo hơn. 

Những động thái này không chỉ khiến người dân Nhật yên tâm về quyền kiểm soát của Nhật đối với Senkaku mà, theo Asahi Shimbun, nó còn khiến nghề Cảnh sát Biển trở thành một trong những nghề “hot” nhất ở Nhật.

Việc chính phủ Nhật luôn “giữ lời” trước những gì đã phát biểu trên truyền thông khiến bầu không khí ở Nhật luôn ổn định và dịu hơn, ngay cả lúc sự tình trên biển Hoa Đông căng thẳng nhất. 

Người Nhật biểu tình khẳng định chủ quyền một cách ôn hòa, trật tự và thật sự đẹp mắt

Ở Nhật, cũng có những lúc người dân xuống đường tuần hành, biểu tình chống Trung Quốc, nhưng chính một nhà báo Trung Quốc cũng phải công nhận rằng “không hề có sự hỗn loạn, quá khích nào” trong các cuộc tuần hành trên.

Đối với Trung Quốc, mỗi khi truyền thông có những tuyên bố về việc tàu bè và phương tiện của Trung Quốc đang ra vào khu vực Senkaku/Điếu Ngư như “chỗ không người”, nhằm gây tâm lý hoang mang cho dư luận quốc tế, truyền thông Nhật Bản thường có ngay những cú đáp trả khiến Trung Quốc nhiều phen bị “ê mặt”.

Tàu CSB Nhật Bản rượt đuổi tàu Trung Quốc

Điển hình là khi Trung Quốc tuyên bố 4 tàu Hải Giám của Trung Quốc đã tiến vào vùng nước 12 hải lý của một đảo phụ thuộc quần đảo Senkaku, đài NHK của Nhật đã phát đi video tàu Cảnh sát Biển Nhật xua đuổi các tàu Hải giám Trung Quốc chạy tơi tả.

Một sự khôn ngoan khác, khi truyền thông phương Tây và các lãnh đạo Trung Quốc dùng nhiều lời lẽ hiếu chiến, hung hăng nhắm vào Nhật, đôi khi nhắm đến công kích cá nhân Thủ tướng Nhật thì Tokyo lại luôn tỏ ra “biết lý lẽ hơn”, đáp trả Trung Quốc bằng ngôn từ sắc gọn, quyết liệt nhưng không kích động. Động thái này cũng khiến Nhật chiếm được nhiều thiện cảm của dư luận thế giới hơn.

Đồng thời, những bằng chứng cho thấy “Senkaku thuộc về Nhật Bản” được truyền thông Nhật đăng tải rộng rãi trên các chuyên trang tiếng Anh và những tờ báo lớn của thế giới.

Ở một khía cạnh nào đó, vì Nhật là đồng minh, nằm trong sự bảo trợ an ninh của Mỹ, có quan hệ gắn bó lâu dài và thân thiết với các nước phương Tây nên Nhật Bản nhận được sự ưu ái nhất định từ truyền thông phương Tây hơn là Trung Quốc.

Điển hình nhất, ngày 31/10, tờ Wall Street Journal đã công khai kêu gọi chính quyền Obama hãy thừa nhận nhóm đảo Senkaku là của Nhật Bản để khiến Bắc Kinh lùi bước, liên minh giữa Washington với Tokyo và Đông Nam Á đã được tăng cường. Bài báo này đã khiến Trung Quốc “giãy như phải bỏng” và chỉ trích nặng nề sự “thiên vị của truyền thông phương Tây dành cho Nhật”.

Những sự việc xảy ra trên biển Hoa Đông và cuộc chiến truyền thông giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã để lại nhiều bài học hữu ích đối với chiến lược ngoại giao và làm truyền thông hình ảnh quốc gia đối với bất cứ nước nào. 

Khi biết nhìn nhận những sai lầm của mỗi nước để tránh né và sửa chữa, học tập những kinh nghiệm thành công của mỗi bên để vươn lên, hình ảnh và vị thế của đất nước sẽ tất dần dần được cải thiện trong trường quốc tế.

Lê Hương

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !