Đà Nẵng: Bệnh nhân 135 khỏi bệnh, các y bác sĩ tâm sự trước khi đi… cách ly!

Suốt hơn 1 tháng phải xa gia đình, bám trụ BV để chăm sóc các bệnh nhân Covid-19, nữ điều dưỡng Trương Thị Thủy (Khoa Y học nhiệt đới – BV Đà Nẵng) ít dám gọi điện về nhà vì “mỗi lần gọi là nước mắt chảy ròng!"...

Cách ly tập trung tại khách sạn 3 sao bên bờ biển

Như tin đã đưa, khoảng 11h trưa 10/4, nữ bệnh nhân T.N.T.M. (27 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nhà bố mẹ ở quận Lê Chân, TP Hải Phòng; nhà chồng ở quận Gò Vấp, TP.HCM; làm việc tại nhà hàng ăn ở TP Lund, Thụy Điển) là bệnh nhân Covid-19 thứ 135 tại Việt Nam đã được Bệnh viện (BV) Đà Nẵng công bố khỏi bệnh, cho xuất viện.

BSCKII Nguyễn Thành Trung, Phó Giám đốc BV Đà Nẵng (phải) và BS.CKII Phạm Ngọc Hàm (Trưởng khoa Y học nhiệt đới) trao giấy ra viện cho bệnh nhân Covid-19 thứ 135 (Ảnh: HC)

Đây cũng là người cuối cùng trong 6 bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn Đà Nẵng tính từ đầu mùa dịch đến nay đủ tiêu chuẩn công bố khỏi bệnh, xuất viện sau khi hoàn thành phác đồ điều trị theo quy định của Bộ Y tế, đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm 3 lần và đều cho kết quả âm tính.

Trước đó, ngày 8/4, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã có Công văn 69/BCĐ-SYT giao Sở Y tế “có phương án để cách ly y tế theo quy định đối với các y, bác sĩ và nhân viên liên quan sau khi tham gia điều trị các ca bệnh dương tính với Covid-19”. Yêu cầu này sẽ được thực hiện như thế nào?

TS.BS Lê Đức Nhân, Giám đốc BV Đà Nẵng cho biết, có gần 50 y bác sĩ và nhân viên y tế liên quan của BV này, chủ chốt là Khoa Y học nhiệt đới, đã tham gia điều trị cho cả 6 bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn TP thời gian qua và được bố trí một khu cách ly ngay trong BV để ăn, ở tại chỗ. Sau khi bệnh nhân cuối cùng xuất viện thì khu vực này sẽ được sát trùng, khử khuẩn ở cấp độ cao nhất.

Đồng thời tất cả các y bác sĩ và nhân viên y tế liên quan sẽ được đưa đến khách sạn Golden Rose (số 56 Loseby, quận Sơn Trà) tiếp tục cách ly trong 14 ngày theo quy định, sau đó mới trở về nhà và đi làm việc lại bình thường. Đây là một khách sạn 3 sao cách bãi biển Mỹ Khê khoảng 500m, cách cầu Sông Hàn 2,1km, được UBND TP Đà Nẵng ban hành quyết định thiết lập cơ sở cách ly tập trung.

Tập thể y bác sĩ Khoa Y học nhiệt đới BV Đà Nẵng chụp ảnh lưu niệm với bệnh nhân 135 - bệnh nhân cuối cùng trong 6 bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn TP được xuất viện (Ảnh: HC).

Việc bố trí khách sạn này sẽ giúp các y bác sĩ có không gian nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái trong thời gian cách ly sau hơn một tháng căng thẳng bám BV điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Đồng thời họ cũng chỉ cần chừng 10 phút lái xe là có thể từ khách sạn trở về ngay lại vị trí công tác ở BV Đà Nẵng nếu trên địa bàn TP xuất hiện ca dương tính mới. Nhưng tất nhiên, không ai muốn sẽ lại có thêm một ca Covid-19 nào nữa ở Đà Nẵng cũng như cả nước!

Nỗi lòng các y, bác sĩ khi phải tiếp tục xa gia đình

BS.CKII Nguyễn Thành Trung, Phó Giám đốc BV Đà Nẵng cho hay, sau hơn 1 tháng phải xa gia đình, bám trụ 24/24 tại BV chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, nhiều y bác sĩ không khỏi nhớ nhà. Tất cả họ đều đã được xét nghiệm âm tính nên nhiều người mong sớm được về với gia đình. Tuy nhiên sau khi Giám đốc BV Đà Nẵng làm việc, nắm bắt tâm tư nguyện vọng thì mọi người đều đồng thuận cách ly tập trung thêm 14 ngày theo quy định.

Trước khi rời BV đến nơi cách ly, điều dưỡng Trương Thị Thủy xúc động kể lại, thời gian đầu mới cách ly gia đình để thực hiện nhiệm vụ điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 tại BV, chị cũng hay gọi điện thoại về cho chồng, cho con, nhưng về sau thì… “mỗi lần gọi là nước mắt chảy ròng, không nói được nên chỉ dám gọi ít thôi!”.

“Trong trường hợp nếu trên địa bàn Đà Nẵng phát hiện thêm một ca Covid-19 mới thì các chị có sẵn sàng quay trở lại?” – Một phóng viên hỏi. Nữ điều dưỡng Trương Thị Thủy trả lời không do dự: “Tất nhiên, đó là điều chúng tôi luôn sẵn sàng. Tâm thế của mọi người đều rất nghiêm túc, luôn động viên nhau vượt qua khó khăn!”.

Các y bác sĩ và nhân viên y tế Khoa Y học nhiệt đới - BV Đà Nẵng khẳng định tâm thế luôn sẵn sàng "chiến đấu" với dịch bệnh Covid-19 (Ảnh: HC).

BS Trương Thị Hoa cũng xúc động bày tỏ không chỉ mừng cho bệnh nhân, cho thành công bước đầu của tập thể tập thể BV, mừng cho Đà Nẵng mà còn mừng cho chính mình: “Hơn một tháng qua chúng tôi chưa được về nhà nên khi bệnh nhân cuối cùng xuất viện thì chúng tôi có thể về với gia đình sớm hơn. Nhưng cuộc chiến đấu với dịch bệnh Covid-19 vẫn còn rất dài nên chúng tôi chấp nhận cách ly tập trung thêm 14 ngày để sẵn sàng trở lại với nhiệm vụ!”.

BS.CKII Phạm Ngọc Hàm, Trưởng khoa Y học nhiệt đới – BV Đà Nẵng cũng cho biết thêm, trong thời gian thực hiện cách ly tập trung 14 ngày tại khách sạn Golden Rose mà trên địa bàn TP có thêm ca bệnh Covid-19 mới thì tập thể y bác sĩ, nhân viên y tế của khoa Y học nhiệt đới sẽ quay về BV ngay để “chiến đấu”.

Ông nói: “Thực ra “cách ly” là một sự quan tâm của lãnh đạo TP để chúng tôi có thời gian nghỉ ngơi, nhưng khi có ca bệnh mới mà chúng tôi không quay về điều trị thì ai điều trị nữa? Tâm thế của chúng tôi là luôn sẵn sàng, nếu có ca bệnh là sẵn sàng “chiến đấu”, kể cả với những ca bệnh nặng nhất!”.

“Tôi ở BV từ 10h đêm 7/3/2020 để chuẩn bị tinh thần tiếp đón 2 bệnh nhân người Anh nhập viện. Và đến hôm nay 10/4 là đã 34 – 35 ngày chúng tôi chưa được về nhà mà ăn ở tại BV. Mọi điều kiện ăn, ở tại BV thì được BV chu cấp, lo lắng, rồi các cấp, các ngành và người dân TP quan tâm hỗ trợ nên chúng tôi không phải lo lắng gì. Về tinh thần thì chúng tôi động viên nhau cố gắng hoàn thành nhiệm vụ!”.

(BS.CKII Phạm Ngọc Hàm, Trưởng khoa Y học nhiệt đới – Bệnh viện Đà Nẵng)

HẢI CHÂU

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !