Da đen sạm ở cổ, vùng nếp gấp, đi khám phát hiện căn bệnh chuyển hóa

Bé trai 11 tuổi quê ở Phú Thọ được ba mẹ đưa đến khám vì thấy con xuất hiện các vết đen ở cổ, nách. Bác sĩ cho rằng đây là gai đen và nó là biểu hiện của một bệnh chuyển hoá.

TS BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết anh đang điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2 trẻ nhất là 11 tuổi. Bé trai này quê Phú Thọ được ba mẹ đưa đến khám với tình trạng thừa cân béo phì. Trẻ có sức khoẻ bình thường nhưng ba mẹ cho con đi kiểm tra vì thấy nách và cổ con xuất hiện nhiều vết đen như “đổ chàm”. 

Bác sĩ nhìn lâm sàng có thể đoán là bệnh gai đen một biểu hiện hay gặp ở bệnh nhân béo phì, đái tháo đường. Khi làm xét nghiệm thì kết quả đường máu của bệnh nhân tăng cao gần gấp 3 lần người bình thường hơn 15 mmol/l.

Mẹ của bé cho biết ngày còn nhỏ con suy dinh dưỡng. Từ khi con 5 tuổi thấy con ăn được, tăng cân  cả nhà ai cũng mừng. Từ đứa trẻ thấp còi cậu bé trở thành sumo chỉ trong vòng hơn 1 năm. Dù biết con béo là không tốt nhưng bé đang tuổi ăn, tuổi lớn cũng khó kiêng khem. Cậu bé có thể ăn hết 4, 5 bát cơm, thịt, cá. 
 
Còn trường hợp khác là bệnh nhân N.K.A. 20 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội cũng đếm khám với các vết đen trên cổ, nách. Bác sĩ khám cho K.A cho biết cô bị gai đen do quá béo. K.A nặng hơn 80 kg. 

Hình ảnh vết gai đen trên nách của bệnh nhân. 

Khi phát hiện đái tháo đường, bác sĩ yêu cầu giảm cân nhưng K.A khó đạt được cân nặng mục tiêu như mong muốn. Bác sĩ Hưng cho biết việc điều trị đái tháo đường cho bệnh nhân trẻ kèm theo béo phì thì quy tắc dinh dưỡng, giảm cân là số một nhưng đây là quá trình điều trị vô cùng khó khăn vì không phải ai cũng làm được.

Theo TS Hưng, trên toàn thế giới đã có 537 triệu người trưởng thành (20-79 tuổi) đang sống chung với bệnh đái tháo đường, cứ 10 người lại có 1 người mắc đái tháo đường. Dự đoán, số người mắc sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và 783 triệu vào năm 2045. Về nguyên tắc phòng đái tháo đường ở người trẻ là dinh dưỡng và không để tình trạng thừa cân béo phì.
 
Quan điểm sai lầm hiện nay với người bệnh đái tháo đường là kiêng thái quá. TS Hưng cho biết người bệnh đái tháo đường thông phải kiêng tuyệt đối bất cứ thực phẩm gì, nhưng số lượng ăn bao nhiêu cần được hướng dẫn bởi các nhân viên y tế chuyên ngành. Người đái tháo đường nên chú ý các nguyên tắc:

-Nên ăn đủ, đều 3 bữa/ngày; khi đường huyết không kiểm soát sẽ được chỉ định thêm các bữa phụ bởi nhân viên y tế chuyên ngành.

-Cung cấp đủ năng lượng, vừa có thể giảm cân, nếu có thừa cân-béo phì. Cân đối và đầy đủ các chất sinh năng lượng (chất đạm, chất béo, đặc biệt đủ chất bột đường để tránh hạ đường huyết do kiêng khem quá) và các chất không sinh năng lượng (vitamin, chất khoáng, chất xơ, nước…)

-Sử dụng đủ lượng trái cây và hạt có dầu (lạc, vừng, mè, hướng dương, bí…) theo khuyến nghị

- Đi tư vấn dinh dưỡng định kỳ theo hẹn của nhân viên y tế để được giáo dục và tư vấn cụ thể với tình trạng của từng người bệnh.

Với bệnh nhân đái tháo đường được sử dụng tất cả các loại thực phẩm người bình thường sử dụng được nhưng ăn theo chế độ gì thì phải theo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng. Các thực phẩm ăn hàng ngày như cơm gạo lứt, gạo mài mày, bánh mì đen, mận, táo, đào, bưởi, rau xanh, thịt nạc các loại, dầu thực vật, sữa và các thực phẩm làm từ sữa dành cho người bệnh đái tháo đường.

Các thực phẩm ăn ít 3,4 lần/tuần như xoài, chuối, cam, đu đủ, dâu, ngô luộc, khoai luộc, trứng gà, hải sản, thịt đỏ, sữa không đường. Các thực phẩm hạn chế như cơm cháy, bánh mì trắng, bột sắn dây, khoai nướng, cháo, xôi, các loại hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương, hạt dẻ, dưa hấu, nhãn, vải, chà là, mít, sầu riêng, thịt mỡ, trứng vịt, các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp, thịt hun khói…

TS Hưng khuyến cáo người dân nếu có các biểu hiện gai đen thì nên tới các cơ sở y tế kiểm tra tình trạng đường huyết.

Khánh Chi 

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !