Cựu Ngoại trưởng Mỹ Rice: Nga – Mỹ có thể hợp tác về Triều Tiên, Syria
![]() |
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kondoliza Rice |
Bà Kondoliza Rice là người từng làm việc trong chính quyền của cả Tổng thống George W. Bush cha và Tổng thống Bush con: Bà từng làm Ngoại trưởng Mỹ từ năm 2005-2009, trong giai đoạn năm 2001-2005, bà từng giữ chức vụ cố vấn cho tổng thống Mỹ, phụ trách an ninh quốc gia.
Phát biểu hôm thứ Năm (11/5) tại Viện Brookings ở Washington, bà Rice nói rằng Nga có "chính sách đối ngoại rất hung hăng" và "vô cùng phức tạp", và rất khó khăn để tìm sự tương tác giữa Moscow và Washington. Song bà cũng lưu ý rằng, Nga - là "lực lượng, trong đó có thể tìm thấy một số lĩnh vực hợp tác".
Theo bà, hai lĩnh vực hợp tác mà Mỹ có thể tìm được tiếng nói chung với Nga đó là vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và cuộc khủng hoảng Syria. "Nếu như tên lửa của Triều Tiên có thể bắn tới Alaska, thì nó cũng có thể bắn tới Vladivostok. Vậy làm thế nào để tìm ra cách hợp tác giải quyết vấn đề Triều Tiên, tôi tin rằng đây cũng là những gì Nga sẽ quan tâm", bà nói khi phát biểu tại Viện Brookings.
Phát biểu về tình hình Syria, bà Rice cho rằng vì chính quyền tiềm nhiệm của Mỹ không hành động quyết đoán đối với vấn đề này, nên hiện nay Mỹ không có những "lợi thế trên mặt đất" ở quốc gia Trung Đông này mà là Liên bang Nga".
"Hiện nay có một lý do để tôi tin rằng đòn tấn công tên lửa vào Syria của Tổng thống Donald Trump đã đem lại hữu ích trong nhiều khí cạnh, đó là ông Trump đã gửi một tín hiệu tới Moscow rằng Mỹ vẫn đang theo sát diễn biến và nếu bạn chắc chắn (Nga), muốn đặt tất cả hy vọng lên ông Bashar al-Assad", bà Rice nói thêm.
Bà Rice cũng bày tỏ nghi ngờ rằng Iran và Nga có cùng quan điểm về tương lai của tổng thống Syria. "Tôi nghĩ rằng Iran cần Asad, còn Nga chỉ muốn lợi ích của họ để được bảo vệ".
Quan hệ Nga và phương Tây đã xấu đi kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và liên quan đến tình hình ở miền Đông Ukraine. Cuối tháng 7 năm 2014, EU và Hoa Kỳ đã áp các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân và công ty của Nga với cáo buộc nước này can thiệp nội bộ Ukraine.
Đáp lại, Nga hạn chế nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa từ các nước đã áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Moscow như: Hoa Kỳ, các nước trong Liên minh châu Âu EU, Canada, Úc và Na Uy. Trước đó, Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kéo dài lệnh trừng phạt Nga thêm một năm, và các nhà lãnh đạo EU cũng đã nhất trí kéo dài lệnh trừng phạt kinh tế Nga cho đến giữa năm 2017.