Cuộc trưng cầu ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm thay đổi quan hệ với Nga?
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan |
Mới đây, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông Ilshat Saet đã đưa ra quan điểm của ông về vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ khi trả lời phỏng vấn trên RIA Novosti. Ông cho biết, sau cuộc trưng cầu dân ý ở Thổ Nhĩ Kỳ thì căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU sẽ gia tăng, còn quan hệ với Nga sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng zích zắc.
Hôm 16/4 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành cuộc trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp với chiến thắng sát nút nghiêng về những người ủng hộ chế độ Tổng thống. Theo số liệu sơ bộ, những người ủng hộ chế độ Tổng thống nhận được 51,2% số phiếu, hơn 1,25 triệu phiếu so với những người phản đối cải cách. Trước đó, việc sửa đổi hiến pháp đã quốc hội phê duyệt và nhận được sự đồng ý của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Ông Saet mong đợi tiếp tục quá trình lãnh đạo của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyên gia dự đoán: "Việc chuyển đổi sang chế độ Tổng thống cũng như các quá trình khác sẽ giúp cho chính quyền Tổng thống gia tăng quyền lực và sẽ tiếp tục sử dụng quyền lực tích cực hơn".
Ông giải thích rằng những thay đổi đã được phê duyệt trong cuộc trưng cầu chỉ thực sự có hiệu lực từ tháng 11/2019, khi cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo sẽ diễn ra, nhưng các nhà chức trách "nhiều khả năng sẽ không chờ đợi" cho đến thời điểm này. Ông Saet cho biết: "Có thể họ sẽ cho bỏ phiếu sớm hơn, có lẽ là năm 2018. Có nghĩa là, ngay sau khi kết thúc một chiến dịch này, họ thực sự đã bắt tay vào một kế hoạch khác".
Chuyên gia tóm lại, "việc áp chế ý kiến bất đồng ở đất nước này sẽ vẫn tiếp tục". Ông nhận định: "Có thể nói rằng việc ra quyết định ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phụ thuộc vào một người, và kết quả của cuộc trưng cầu đã góp phần tạo nên việc này".
Đề cập đến các mối quan hệ trong tương lai với Liên minh châu Âu, chuyên gia nhận định, sự căng thẳng giữa các bên sẽ chỉ tăng lên. Trước đó, ông Erdogan nói rằng sau khi trưng cầu dân ý, quốc hội sẽ xem xét các vấn đề phục hổi lại hình phạt tử hình vốn đã bị bãi bỏ vào năm 2004 để đáp ứng các tiêu chuẩn khi trở thành một thành viên EU.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu tuyên bố, nếu Thổ Nhĩ Kỳ khôi phục lại hình phạt tử hình, Brussels ngay lập tức sẽ chặn quá trình gia nhập khối châu Âu của nước này.
Với Nga, theo ý kiến của ông, mối quan hệ sẽ tiếp tục phát triển theo hướng "zigzags". Chuyên gia giải thích: "Dĩ nhiên, quan hệ hai bên hiện giờ đã không thể đạt được mức độ như trước... Có một số yếu tố, bao gồm cả tình hình ở Syria cũng ảnh hưởng rất mạnh đến cuộc đối thoại của chúng ta. Tôi cho rằng quan hệ kinh tế nếu không phát triển ít nhiều thì cũng chuyển sang hình thức khác có thể chấp nhận được, nhưng "tại một thời điểm khủng hoảng" cũng có thể sẽ suy giảm đi.
Thư ký báo chí Tổng thống Nga Peskov, Tổng thống Nga Putin |
Phản ứng trước kết quả gây chia rẽ sâu sắc của cuộc trưng cầu dân ý tại Thổ Nhĩ Kỳ về sửa đổi hiến pháp nhằm tăng thêm quyền lực cho tổng thống, Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 17/4 đã kêu gọi tất cả các bên chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ hãy đối thoại với nhau.
Trong một tuyên bố, nhà lãnh đạo Pháp nêu rõ: "Người dân Thổ Nhĩ Kỳ phải tự quyết định rằng họ muốn thành lập các thể chế chính trị như thế nào, nhưng những kết quả đã được công bố chỉ ra rằng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ đã bị chia rẽ về kế hoạch cải cách sâu sắc này".
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Tổng thống Pháp cũng cảnh báo Ankara hãy tôn trọng Công ước châu Âu về nhân quyền, cho rằng việc nước này tổ chức trưng cầu dân ý về khôi phục án tử hình sẽ phá vỡ hoàn toàn những giá trị và cam kết mà Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp thuận khi gia nhập Hội đồng châu Âu.
Trong khi đó cùng ngày, phát biểu với báo giới, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Thổ Nhĩ Kỳ nên được tôn trọng vì cuộc bỏ phiếu đó là vấn đề nội bộ của quốc này.