Cuộc thi chứng minh ý tưởng lần 3 “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh”
![]() |
Ông Phạm Đức Nghiệm - Giám đốc Ban Quản lý dự án VCIC khai mạc chương trình đào tạo. |
Trong phát biểu khai mạc, ông Phạm Đức Nghiệm - Giám đốc Ban Quản lý dự án VCIC cho biết: 152 ý tưởng tham dự khóa đào tạo lần này là những ý tưởng xuất sắc được lựa chọn từ 741 dự án tham gia Cuộc thi chứng minh ý tưởng lần 3 với chủ đề “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh” được khởi xướng từ đầu tháng 1/2019.
![]() |
Các học viên tham gia khóa đào tạo |
![]() |
Các học viên tham gia khóa đào tạo. |
Các dự án đều đáp ứng yêu cầu: nhấn mạnh tính đổi mới sáng tạo trong công nghệ hoặc mô hình kinh doanh tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, giúp cho việc thích ứng, ứng phó với các thách thức của biến đổi khí hậu; thúc đẩy phát triển bao trùm giới, khả năng lãnh đạo, quyền kinh tế của phụ nữ và tiềm năng nhân rộng, có hiệu ứng lan tỏa trên phạm vi lớn của các sản phẩm, dịch vụ.
Trong 152 đề xuất có 52 đề xuất ý tưởng đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện được lựa chọn tham gia chương trình đào tạo tiền ươm tạo tại Hà Nội và 100 đề xuất ý tưởng được lựa chọn tham gia chương trình đào tạo tiền ươm tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến 10/4.
![]() |
Toàn cảnh khóa đào tạo. |
Trong số các dự án tham dự lớp khai mạc sáng nay có các dự án tiêu biểu: "Tích hợp công nghệ không gian (GPS, GIS, viễn thám, camera) và trí tuệ nhân tạo giám sát, quản lý môi trường vùng ven biển Việt Nam theo thời gian thực nhằm giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu" của nhóm Nguyễn Thị Thu Hằng;
"Phát triển thiết bị thu nước từ sương không sử dụng năng lượng nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước tại các địa phương vùng cao tại Việt Nam" của TS. Nguyễn Hoài Nam;
"Phát triển kháng sinh nano cho gia súc, gia cầm nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu" của nhóm tác giả Trần Thị Lan Anh, Ngô Thanh Trúc;
"Phát triển chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ ngay trên đồng ruộng giảm ô nhiễm môi trường, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu" của Đào Việt Anh;
"Ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam để xử lý ô nhiễm môi trường kết hợp với tận dụng chất thải của trang trại chăn nuôi lợn" của Vũ Thị Nguyệt;
"Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống giun Pont. Corethrurus để xử lý phân lợn thành phân bón hữu cơ chất lượng cao" của Trương Quang Trung.