Cuộc sống trên sông nước của vợ chồng yêu thiên nhiên

Vợ chồng Adam Lind và Lauren Coley từ bỏ cuộc sống tiện nghi trong căn nhà xây kiên cố trên mặt đất để đến với môi trường sông nước, gần gũi thiên nhiên hơn.
Adam và Lauren bên cạnh con thuyền của họ. Ảnh: Yorkshire Evening Post


Không nhiều người sẵn sàng đánh đổi cuộc sống đầy đủ tiện nghi trong căn nhà xây kiên cố để chuyển đến sống trên chiếc thuyền lênh đênh sông nước. Tuy nhiên, đối với vợ chồng Adam Lind và Lauren Coley đến từ Anh, đó là bước chuyển hoàn hảo.

Adam và Lauren gặp nhau lần đầu khi còn là sinh viên năm thứ 2 của Đại học Leeds Metropolitan. Họ yêu nhau và chuyển đến sống ở căn nhà tại Burley sau khi tốt nghiệp, theo Yorkshire Evening Post.

Họ cùng nhau kinh doanh và mọi việc diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, 3 năm sau khi tốt nghiệp, cả hai dừng mọi công việc và bắt đầu lên kế hoạch đi du lịch khám phá thế giới. Họ dành nhiều năm để đi đến các đất nước khác nhau. Thậm chí, đôi trẻ tự đặt ra thử thách đi nhờ xe từ Amsterdam (Hà Lan) đến châu Á.

"Chúng tôi dành nhiều năm để đi du lịch. Có lúc chúng tôi không sử dụng bất kỳ loại xe buýt, tàu hoả hay máy bay nào. Chúng tôi đi bộ và xin đi nhờ xe của người lạ. Tất cả đều rất tuyệt vời, đem lại cho chúng tôi nhiều trải nghiệm sâu sắc", Adam cho biết.

 

Không gian bên trong căn nhà thuyền của Adam và Lauren. Ảnh: Yorkshire Evening Post


Nhờ những trải nghiệm không gian thiên nhiên và các nền văn hóa khác nhau sau nhiều năm đi du lịch, họ đã quyết định thay đổi lối sống, hướng tới sự thân thiện với môi trường, giảm lượng khí thải ô nhiễm.

Trở về từ chuyến đi, đôi trẻ lên kế hoạch tìm nơi ở mới. Lúc này, cả hai có công việc riêng, Adam kinh doanh đá tự nhiên và Lauren làm thợ kim hoàn. Thông qua người bạn của gia đình, họ đã được giới thiệu về khái niệm nhà thuyền.

"Là những người trẻ, dù có thể tự kinh doanh nhưng việc mua nhà vào lúc này không đơn giản. Chúng tôi cũng không muốn thuê nhà, muốn cuộc sống tự do thân thiện với môi trường hơn. Chúng tôi đã thuê chiếc thuyền trong 3 tháng để thử nghiệm phong cách sống mới. Cảm thấy thực sự yêu thích nên chúng tôi quyết định mua để làm nhà", Adam nói.

 

Adam ngồi trên nóc con thuyền, xung quanh là vườn cây tự trồng. Ảnh: Yorkshire Evening Post


Hiện tại, họ sống trên chiếc thuyền dài gần 18m ở Leicestershire (Anh). Con thuyền có tên là "Raman Rose" biến thành ngôi nhà thân thiện với môi trường. Họ bỏ ra rất nhiều công sức để trang trí con thuyền thành ngôi nhà mơ ước.

"Chúng tôi vẽ bức tranh tường phía sau giường, lát gạch, sắm thêm thiết bị, sửa ống nước ở bồn rửa, vòi nước... Tất cả đều là những trải nghiệm mới mẻ, tôi chưa có chút kinh nghiệm nào trong việc này. Điều đó thật thú vị", Adam chia sẻ.

Cuộc sống trên thuyền đi kèm với những thử thách mới buộc họ phải thích nghi. Chẳng hạn như họ phải tiết kiệm nước ngọt, không được mở vòi nước liên tục, phải xử lý chất thải trong nhà vệ sinh, trồng rau sạch, nấu nướng...

Nhưng họ yêu phong cách sống mới, đặt mục tiêu hướng tới lối sống bền vững, cố gắng tự cung tự cấp. Họ tận dụng không gian trên mái thuyền, mua đất để trồng rau hữu cơ, không hoá chất, không thuốc trừ sâu. Khu vườn nhỏ đa dạng loại rau từ hương thảo, hành lá đến củ dền, cải xoăn, củ cải, cà rốt hay dâu tây...

"Trở ngại lớn nhất của chúng tôi là phải di chuyển qua những cây cầu thấp lúc mọi thứ đang nở rộ. Đôi khi cây của chúng tôi quá cao, không chui qua cầu được", Lauren vui vẻ nói.

Hoàng Dung

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !