8X làm vườn hồng triệu bông từ món quà chồng để lại trước khi mất

Biết vợ yêu hoa hồng, anh bỏ việc, về quê trồng hoa tặng chị. Nhưng giữa lúc hoa đẹp nhất, anh bất ngờ ra đi khiến chị căm ghét, muốn phá bỏ khu vườn đẹp như cổ tích.
Một góc vườn hồng triệu bông của chị Diệp.


Món quà tình yêu người chồng để lại trước khi mất

Tan trường, trời đã quá trưa, hai mẹ con chị Trần Thị Quỳnh Diệp (SN 1982, huyện Nam Sách, Hải Dương) vẫn tranh thủ ra vườn hoa hồng rộng hơn 1500m2 chụp ảnh, quay phim. 

Cả hai háo hức ghi lại vẻ đẹp của vườn hoa đang ở thời điểm rực rỡ nhất. Trông cách chị nâng niu, trân trọng từng đóa hoa bung nở, không ai dám tin chị từng có lúc ghét bỏ, muốn phá hủy chúng. 

Chín năm trước, biết chị Diệp yêu hoa hồng, chồng chị vốn là một kỹ sư cầu đường quyết định từ bỏ công việc. Anh về quê, cải tạo khu đất của gia đình để trồng hoa hồng tặng vợ. 

Sau ít năm chăm bón, anh hình thành vườn hoa hồng với gần 500 gốc. Hoa hồng trong vườn đa số là hồng cổ như hồng leo Hải Phòng, hồng cổ SaPa, hồng đào, bạch xếp, quế son, quế ta cánh đơn, quế ta cánh kép…

 

Khu vườn được chồng chị tự tay trồng, thiết kế tiểu cảnh.


Anh trồng hoa trên đất vườn nên cây phát triển tốt, gốc to, tán rộng. Vườn hoa cũng vì thế mà trông càng mênh mông, bát ngát. Các giống hoa được anh trồng thành từng khu. Mỗi khi hoa nở, khu vườn hình thành những thảm màu rực rỡ, ngào ngạt hương thơm.

Thế nhưng giữa lúc khu vườn cho hoa đẹp nhất, anh bất ngờ ra đi mãi mãi. Chuyện buồn đến đột ngột, chị Diệp đau đớn rụng rời. Chị bỗng căm ghét khu vườn, ghét cả những gốc hoa.

Chị nghĩ tại anh về nhà, chăm hoa, làm vườn nên mới mất. Chị ghét khu vườn đến nỗi cứ bước ra cửa là chị nhắm mắt lại để không phải nhìn những đóa hoa rực rỡ như đang trêu ngươi.

Thậm chí, chị đã hình dung việc sẽ chặt, phá hết cây và hoa. Rồi chị bỏ bê khu vườn, tạm rời bỏ căn nhà chị cùng anh tạo dựng về nhà mẹ ruột ở để vực lại tinh thần, tiện công việc và chăm con. 

 

Đa số hoa hồng trong vườn đều là hồng cổ.


Nhưng thật bất ngờ, dù bị bỏ bê, những gốc hồng vẫn lớn lên, tươi tốt, nở hoa rực rỡ. Ngày về lại nhà, ra thăm vườn, chị bàng hoàng trước vẻ đẹp của vườn hoa. 

Chị Diệp kể: “Lúc còn sống, anh chăm chút từng chiếc lá, cành hoa... Anh lăn lê bò toài xới đất, phun thuốc, bón phân… nên vườn rất đẹp. Anh mất, khu vườn bị tôi bỏ bê, chán ghét nhưng hoa lại nở đẹp một cách lạ lùng.

Tôi cảm thấy anh vẫn còn ở đó. Anh vẫn chăm sóc từng gốc cây, cành hoa trong vườn cho tôi. Lúc đó, tôi nghĩ mình không được dừng lại, không được bỏ cuộc. Tôi sốc lại tinh thần, quyết tâm chăm sóc vườn hoa. Vườn hoa là tài sản, kỷ niệm của anh để lại cho mình”.

 

Chị Diệp xem khu vườn là món quà tình yêu chồng để lại cho mình. 


Vườn hoa yêu thương

Không còn căm ghét vườn hoa, chị Diệp trở về ngôi nhà cũ. Tại đây, chị gạt nước mắt, quyết sống vui với những gì mình đang có. Ngoài giờ dạy ở trường, về nhà chị dồn hết tâm tư, tình cảm, tiền bạc vào khu vườn. Việc làm đầu tiên là chị mua phân bón, nhờ bố mẹ hai bên gia đình giúp mình bón phân, chăm sóc cây.

Ngày còn anh, chị không phải động tay, bây giờ chị phải học lại kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa hồng từ đầu. Chị cố nhớ lại từng chút kiến thức về hoa mà anh từng chia sẻ. Chị lên mạng tìm hiểu, vào các hội nhóm trồng hoa hồng, học hỏi từ những người có kiến thức, kinh nghiệm…

 Mỗi ngày, khu vườn thu hút rất nhiều lượt khách đến thăm quan, chụp ảnh.


Cuối cùng, chị hiểu từng gốc hoa trong vườn để biết cách chăm bón, trị bệnh. Chị biết cách nhân giống. Sau gần 4 năm anh ra đi, chị mở rộng thêm 2 khu đất trồng hoa hồng.

Chị cũng biết cách làm cho các gốc hoa bung nở cùng một thời điểm, biết cách cho khu vườn trở nên rực rỡ hương sắc vào mỗi mùa hoa.

Từ chỗ chỉ biết ngắm hoa, chị trở thành người trồng hoa thực thụ. Mỗi ngày, sau giờ dạy học, chị lại tranh thủ ra vườn chăm sóc cây. Làm một mình không xuể, chị nhờ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, học trò chung tay chăm sóc.

Thế nên, chị gọi vườn hoa của mình là khu vườn của tình yêu thương rộng mở. Ở đó, ngoài tình yêu của chồng dành cho mình, chị còn nhận về tình thân, tình bạn, tình thầy trò, tình yêu hoa của những tâm hồn đồng điệu.

 Khu vườn cũng giúp chị Diệp truyền cảm hứng cho nhiều người về việc vượt qua đau khổ để vui sống.


Từ khu vườn, chị Diệp cũng lan tỏa niềm vui trồng hoa đến nhiều người. Có rất nhiều người tình nguyện giúp đỡ chị chăm sóc vườn hoa. Vào những dịp cần hoa nở đồng loạt, bạn bè chị đến vườn, giúp chị hoàn tất khâu chăm sóc hoa trong thời gian ngắn nhất. 

Nhiều năm qua, chị Diệp luôn mở cửa miễn phí cho mọi người đến vườn ngắm hoa. Chị hạnh phúc khi mỗi ngày khu vườn lại đón thêm nhiều lượt khách mới. 

Chị nói: “Khách đến thăm vườn bởi nhiều lý do. Nhưng dù với lý do gì, tôi đều rất vui. Bởi mọi người đến sẽ làm cho khu vườn, không gian sống của tôi thêm ấm áp, tươi vui. 

Tôi cũng hạnh phúc khi biết khu vườn đem đến cho mọi người những giây phút an nhiên, thư thái thực sự. Hơn thế, khu vườn, câu chuyện của tôi còn truyền cảm hứng về việc vượt qua đau buồn để làm những điều có ý nghĩa cho nhiều người”.

Hà Nguyễn

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !