Cuộc sống ngập trong nợ từ ông chủ cho tới người dân ở đất nước tỷ dân

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm cùng tác động từ dịch bệnh khiến nhiều ông chủ nhỏ và người dân Trung Quốc chìm trong nợ nần. 

Sau khi cô Fiona Hu rời khỏi quê nhà vào năm 18 tuổi, cô đã làm việc chăm chỉ suốt hàng chục năm để trở thành bà chủ của một viện thẩm mỹ tại thành phố Quảng Châu.

Tuy nhiên, sau hai năm cứ mở lại đóng liên tục vì các quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19, cô Hu đang chìm trong nợ nần và giấc mơ làm chủ cửa hàng hiện trở thành ác mộng.

{keywords}
Tăng trưởng kinh tế chậm, nợ nần chồng chất khiến nhu cầu mua nhà sụt giảm ở Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

“Giờ tôi chẳng còn gì ngoài đống nợ”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời người phụ nữ (44 tuổi).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm do tác động của chính sách “zero Covid-19” (không ca nhiễm Covid-19) vốn dựa vào phong tỏa và xét nghiệm đại trà để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh nhất là khi biến chủng Omicron xuất hiện, đã tạo ra áp lực không thể gánh nổi đối với hoạt động kinh doanh của cô Hu và nền tài chính cá nhân.

Cô Hu và chồng đã phải tìm mọi cách để giải quyết đống hóa đơn trong một năm qua. Nhưng tới tháng Năm này, hai người không thể trả được tiền lãi vay thế chấp hàng tháng 9.000 nhân dân tệ (1.341 USD). Hậu quả, căn hộ của họ bị tịch thu và bán đấu giá.

"Tôi nghĩ cả đời mình sẽ chìm trong nợ nần. Mọi người đều đang chật vật, cuộc sống hiện rất khó khăn", cô Hu, người đang gánh khoản nợ hơn 2 triệu nhân dân tệ, chia sẻ.

Nợ tăng và thu nhập giảm không chỉ là vấn đề đối với các chủ doanh nghiệp quy mô nhỏ ở Trung Quốc, những người đang bị ảnh hưởng nặng nề do tăng trưởng kinh tế đình trệ trong những tháng gần đây. Bởi những cá nhân như cô Tang Ying (36 tuổi), thư ký tại một công ty công nghệ nhỏ ở Quảng Châu, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Theo đó, cô Tang đang cố gắng giữ công việc hiện thời, nhưng khoản lương hàng tháng đã bị giảm từ khoảng 5.000 nhân dân tệ xuống còn khoảng 4.000 nhân dân tệ. Gần đây, mẹ của cô Tang phải dùng tiền tiết kiệm để giúp con gái trả 110.000 nhân dân tệ cho các khoản vay tiêu dùng và nợ thẻ tín dụng.

Câu chuyện của cô Hu và cô Tang phản ánh cảm giác bất an ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc. Hai năm kinh tế bất ổn khiến suy nghĩ cứ làm việc chăm chỉ, thu nhập sẽ tăng bị tiêu tan ở cường quốc kinh tế số 2 thế giới.

Cắt giảm chi tiêu

Đối mặt với triển vọng kinh tế không chắc chắn, các hộ gia đình Trung Quốc chọn cách cắt giảm chi tiêu.

Ông Shen Jianguang, nhà kinh tế trưởng tại JD.com, cho hay các khoản cho vay hộ gia đình mới trong 5 tháng đầu năm nay tại Trung Quốc là 1,33 nghìn tỉ nhân dân tệ, mức thấp nhất trong 10 năm qua. Các khoản vay hộ gia đình ngắn hạn là 192,7 tỉ nhân dân tệ, mức thấp nhất trong giai đoạn từ tháng 1 - 5 kể từ năm 2009. Điều này phản ánh tiêu dùng trong nước ở mức yếu.

Theo ông Shen, các khoản vay trung và dài hạn cũng ở mức thấp nhất trong 6 năm qua với con số 1,14 nghìn tỉ nhân dân tệ trong 5 tháng đầu năm nay. Đồng nghĩa với nhu cầu mua bán bất động sản chậm chạp.

Do đó, ông Shen cho rằng cần có các chính sách kích thích lớn hơn để hỗ trợ thu nhập, việc làm và chi tiêu của người tiêu dùng.

Cuộc khảo sát hàng quý của Viện Khảo sát Khoa học Xã hội tại Đại học Bắc Kinh và Viện Nghiên cứu Ant Group cho thấy các điều kiện hoạt động của doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ (MSEs) ở Trung Quốc tiếp tục giảm trong 3 tháng đầu năm 2022. So với cùng kỳ năm ngoái, MSEs ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt về thu nhập kinh doanh, dòng tiền và tỷ suất lợi nhuận.

Tình hình ở quý II năm nay càng tồi tệ hơn do nhiều thành phố lớn như trung tâm thương mại Thượng Hải bị phong tỏa kéo dài.

Bên cạnh đó, trong năm nay, thu nhập hộ gia đình ở Trung Quốc cũng sẽ tăng với tốc độ chậm hơn năm ngoái. Nguyên nhân là do nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với sóng gió ở cả trong và ngoài nước gồm làn sóng dịch Covid-19 mới và quy định phong tỏa, chuỗi cung ứng bị gián đoạn cùng những bất ổn từ xung đột giữa Nga - Ukraine.

Báo cáo cuối tháng Tư của Moody’s Investors Service cho thấy, giá bán trung bình nhà ở tại Trung Quốc được dự báo giảm vừa phải trong năm 2022. Cũng theo báo cáo, nhu cầu mua bất động sản của người dân đã giảm bớt dù có nhiều biện pháp kích cầu được triển khai trong những tháng gần đây.

Trên thực tế, nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ và tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc không đặt nhiều kỳ vọng.

Anh Zheng, một công chức ở Thâm Quyến, chia sẻ khoản tiền lương trong bộ phận anh làm việc đã giảm khoảng 30% trong năm nay, khiến anh gặp khó khăn trong việc trả lãi các khoản vay thế chấp dùng để mua 2 bất động sản.

Trong khi đó, chính quyền các địa phương ở Trung Quốc còn đang cắt giảm nhiều khoản thưởng khi xem đây là một phần trong nỗ lực giảm chi phí.

Cô Daisy Deng, một luật sư ở Quảng Châu, cho biết cô đang thận trọng hơn trong hoạt động chi tiêu và đã từ bỏ kế hoạch mua một chiếc ôtô mới.

“Niềm tin của người dân vào thu nhập và khả năng trả nợ cá nhân đang thay đổi nhanh chóng", cô Deng nói.

Dịch bệnh, giá nhà cao khiến người Hàn Quốc đổ về quê sống tăng kỷ lục

Dịch bệnh, giá nhà cao khiến người Hàn Quốc đổ về quê sống tăng kỷ lục

Do dịch bệnh Covid-19 kéo dài cùng giá nhà tăng cao, số người Hàn Quốc từ thành thị đổ về quê sống đã tăng kỷ lục. 

Minh Thu (lược dịch)

Thái tử Ảrập Xêút dọa gây tổn hại nền kinh tế Mỹ

Tờ Washington Post trích dẫn các tài liệu rò rỉ cho biết, Thái tử Ảrập Xêút đe dọa gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ sau khi Washington cảnh báo Riyadh “hậu quả” vì đồng ý với Nga cắt giảm sản lượng dầu mỏ.

Trả tiền thuê người giúp xin nghỉ việc ở Nhật Bản

Nhiều người lao động tại Nhật Bản luôn cảm thấy hồi hộp và căng thẳng khi nói chuyện với các ông chủ về vấn đề xin nghỉ việc, và họ đã tìm tới các công ty giúp họ làm việc này.

Mỹ công bố 37 cáo buộc chống ông Trump vì bê bối tài liệu mật

Mỹ vừa công bố bản cáo trạng gồm 37 tội danh chống cựu Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông gây rủi ro cho một số tài liệu tối mật của chính phủ sau khi mãn nhiệm năm 2021 và cản trở điều tra.

Thêm một thương hiệu xe điện của Mỹ chuẩn bị vào Trung Quốc

Theo chân Tesla, Lucid sẽ trở thành nhà sản xuất xe điện (EV) thứ 2 của Mỹ thâm nhập thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Lãnh đạo Mỹ-Anh bàn về tình hình Ukraine, khoáng sản và AI

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhất trí tăng cường hợp tác trong một loạt lĩnh vực từ an ninh tới kinh tế.

Hình ảnh trước và sau khi các địa điểm nổi tiếng ở Mỹ bị khói bao trùm

Khói cháy rừng từ Canada đã bao trùm một số thành phố lớn ở Mỹ, khiến hàng triệu người có nguy cơ hít phải không khí độc hại và làm nhiều hoạt động ngoài trời phải hủy bỏ.

Phát hiện cá sấu sinh sản không cần giao phối đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học vừa ghi nhận trường hợp cá sấu sinh sản đơn tính, không qua giao phối đầu tiên trên thế giới tại một sở thú ở Costa Rica.

Kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU sẽ 'bóp méo thị trường'

Huawei gọi kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU là không công bằng, trái pháp luật và sẽ 'bóp méo thị trường', gây tổn hại cho người dùng.

Bên trong căn hộ 9 triệu USD của Messi ở Mỹ

Trước khi gia nhập đội bóng của David Beckham, Messi chi 9 triệu USD mua căn hộ cao cấp, có thang máy dành cho xe ô tô.

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Nga tăng trưởng trở lại

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP thực tế của Nga sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2024, bất chấp những lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !