Cuộc sống mắc kẹt của phụ nữ Afghanistan dưới thời Taliban

Dưới thời Taliban cầm quyền, cuộc sống của phụ nữ Afghanistan bị mắc kẹt do bị giới hạn mọi quyền lợi. 

Cô Sara Seerat (27 tuổi) và Sahar (19 tuổi) là 2 trong số hàng ngàn phụ nữ Afghanistan đang phải sống trong những ngày tháng khổ cực bị giới hạn mọi quyền lợi dưới sự cai trị của chính quyền Taliban kể từ tháng 8/2021.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), cô Seerat từng làm việc cho chính phủ cũ Afghanistan. Kể từ khi Taliban chiếm quyền kiểm soát thủ đô Kabul vào giữa tháng 8/2021, cô Seerat đã nhận được những tin nhắn đe dọa và quấy rối vì tổ chức một cuộc biểu tình. Cô Seerat rơi vào cảnh tuyệt vọng khi không thể tự mình đi làm hoặc đi lại tự do trên các con phố như xưa.

{keywords}
Tay súng Taliban đứng canh trên con đường đông phụ nữ qua lại ở thủ đô Kabul của Afghanistan. (Ảnh: AP)

Trong khi đó, nữ sinh Sahar hiện không thể tiếp tục học Đại học. Cô cũng phải đóng cửa quán cà phê vốn được gây dựng để hỗ trợ việc làm cho những phụ nữ Afghanistan bị thất nghiệp.

Sau hơn 6 tháng kể từ khi Taliban lật đổ chính quyền Afghanistan vốn được phương Tây hậu thuận, những người phụ nữ ở quốc gia Nam Á vẫn đang chật vật đấu tranh để có được một cuộc sống tự do. Dù Taliban không ít lần hứa hẹn cải thiện quyền lợi và sự tự do cho phụ nữ, nhưng trên thực tế không ít phụ nữ Afghanistan vẫn bị bắt giữ dù họ chỉ là tham gia các cuộc biểu tình hòa bình để đòi quyền được đi học và đi làm.

Đối với cô Sahar, người được sinh ra dưới thời quân đội Mỹ tham chiến ở Afghanistan, cô từng tin rằng mình có thể hoàn thành chương trình học Đại học và quản lý một doanh nghiệp. Nhưng khi Taliban tràn vào Kabul, cô gái trẻ biết mọi hy vọng đã sụp đổ. Chuyện này đã gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý của cô. 

“Nếu tình hình này còn tiếp diễn ở Afghanistan, tôi dám chắc toàn bộ phụ nữ sẽ bị trầm cảm và mắc các bệnh về tâm thần”, cô Sahar nói. 

“Bởi hiện tại, phụ nữ không có quyền được đi học và đi làm. Họ cũng không được tham gia các cuộc biểu tình hòa bình để đòi lại quyền lợi. Mỗi ngày, nhiều phụ nữ từ các tỉnh thành khác nhau và ở khắp nơi trên đất nước này lại bị cầm tù chỉ vì dám đứng lên bảo vệ quyền lợi”, cô Sahar nhấn mạnh cô không tin Taliban sẽ giữ lời hứa tôn trọng các quyền của phụ nữ.

Cô Seerat, người mới đây đã được chấp thuận xin tị nạn ở một quốc gia châu Âu, cho biết cô hy vọng có thể trở thành tiếng nói đại diện đấu tranh cho các quyền lợi của phụ nữ Afghanistan khi sống ở nước ngoài.

Theo các chuyên gia, thế giới không được phép quyên bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và bé gái ở Afghanistan. Những nước trên thế giới có mối quan hệ với Taliban như Trung Quốc có thể gia tăng sức ép để buộc Taliban đảm bảo các quyền cho phụ nữ.

Trong các cuộc đối thoại gần đây với Taliban về quỹ hỗ trợ từ nước ngoài, các đại sứ vùng Vịnh đã nhấn mạnh quyền phụ nữ được đi làm và tầm quan trọng của việc cho phép các bé gái được tiếp tục chuyện học hành ở trường.

Cũng theo các chuyên gia, liên quan tới lời hứa mở cửa lại trường học và trường đại học cho nữ sinh, các nước cần thúc ép để Taliban thực hiện lời hứa trước khi tiến tới công nhận ngoại giao với lực lượng phiến quân.

Bên cạnh đó, chính phủ các nước và các nhóm hỗ trợ có thể giúp đỡ theo nhiều cách khác như đào tạo trực tuyến cho các bé gái bị mắc kẹt ở nhà, mở thêm nhiều nơi đón nhận người xin tị nạn, và xúc tiến thực hiện các yêu cầu hiện thời của phụ nữ Afghanistan.

Nói tóm lại, song song với việc tiếp tục gia tăng sức ép buộc Taliban hiện thực hóa lời hứa, các nước cũng cần duy trì những nỗ lực tăng khoản tài trợ và đa dạng hóa các kênh hỗ trợ nhân đạo, bởi nền kinh tế Afghanistan đang đứng trước bờ vực sụp đổ.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Afghanistan trở nên trầm trọng hơn một cách nhanh chóng sau khi Taliban chiếm quyền kiểm soát. Theo đó, hàng tỉ USD viện trợ đã bị phong tỏa khiến nguồn tiền mặt ở Afghanistan bị cạn kiệt.

Hồi tháng 10/2021, Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết hỗ trợ 1 tỉ euro (1,12 tỉ USD) cho Afghanistan. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng hứa chuyển 280 triệu USD cho Qũy Trẻ em Liên Hợp Quốc và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP). Mỹ đã đóng góp gần 474 triệu USD cứu trợ nhân đạo ngoài khoản cứu trợ phát triển trong năm 2021. Tuy nhiên, số tiền này không thấm vào đâu so với 9,5 tỉ USD tài sản bị đóng băng ở nước ngoài.

Gần 300 ‘hành khách đặc biệt’ rời khỏi Afghanistan sau 5 tháng Mỹ rút quân

Gần 300 ‘hành khách đặc biệt’ rời khỏi Afghanistan sau 5 tháng Mỹ rút quân

Gần 300 "hành khách đặc biệt" được đưa lên chiếc máy bay của Nga sơ tán khỏi Afghanistan, sau 5 tháng quân đội Mỹ rút toàn bộ quân. 

Minh Thu (lược dịch)

Chùm ảnh cuộc sống làng quê Triều Tiên nhìn từ bên kia biên giới

Các phóng viên của Reuters đã ghi lại được những hình ảnh về cuộc sống làng quê Triều Tiên ở gần biên giới với Hàn Quốc và Trung Quốc.

Những thành phố có nhiều tỷ phú nhất thế giới

Gần 1/3 tỷ phú thế giới sống tập trung ở 16 thành phố, trong đó châu Á có 6 đại diện.

Cựu Thủ tướng New Zealand Ardern được phong Quý bà

Cựu Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã được phong Quý bà, một trong những danh hiệu cao quý nhất của đất nước.

Sát hại bạn gái hơn 14 tuổi sau khi cảnh sát triệu tập vì nghi bạo lực hẹn hò

HÀN QUỐC - Các công tố viên Seoul đang điều tra thêm, và truy tố đối tượng bị tình nghi giết bạn gái hơn 14 tuổi, sau khi bị cáo buộc bạo lực hẹn hò.

Cựu 'phó tướng' của ông Trump tranh cử tổng thống Mỹ

Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ cho biết, cựu Phó Tổng thống Mike Pence đã nộp hồ sơ tranh cử, bắt đầu tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024.

Mỹ cảnh báo nguy cơ va chạm với Trung Quốc sau loạt sự cố trên biển

Nhà Trắng cho rằng các cuộc chạm mặt trên biển giữa lực lượng Mỹ và Trung Quốc có thể dẫn tới những sự cố gây thương vong.

Nga bác tin Tổng thống Putin đưa ra thông điệp khẩn

Điện Kremlin khẳng định một số đài phát thanh gần Ukraine đã bị tin tặc chiếm sóng, dẫn tới việc một bài phát biểu giả giọng Tổng thống Putin được phát đi vào ngày 5/6.

Tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm năm thứ 7 liên tiếp

2022 là năm thứ 7 liên tiếp, tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm xuống mức thấp kỷ lục 1,25. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức 2,06 - 2,07 được coi là cần thiết để duy trì dân số.

Gần 80 nữ sinh ở Afghanistan nghi bị đầu độc

Một quan chức giáo dục ở Afghanistan cho biết, gần 80 học sinh nữ đã phải nhập viện vì tình nghi bị đầu độc trong 2 vụ tấn công riêng rẽ nhằm vào các trường tiểu học ở miền bắc đất nước.

Video cầu 4 làn bắc qua sông Hằng bất ngờ sập

ẤN ĐỘ - Một cây cầu 4 làn bắc qua sông Hằng, đang được xây dựng ở Bhagalpur, bang Bihar bất ngờ đổ sập lần thứ hai trong năm, song không gây ra thương vong nào.

Đang cập nhật dữ liệu !