Cuộc sống lẫn trong mây, gần sấm sét của những người "chăn máy" trên đỉnh Hồng Lĩnh

Trên đỉnh núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), 5 kỹ thuật viên ngày đêm thầm lặng với công việc chuyển phát thông tin, hình ảnh phục vụ bà con nhân dân trong khu vực. Có người đã gắn bó với nơi này suốt 21 năm qua.

Đối lập với không khí ồn ào, náo nhiệt dưới chân núi Hồng Lĩnh, một đô thị trẻ đang không ngừng phát triển ở phía Bắc Hà Tĩnh, là cuộc sống thầm lặng của những người làm công tác truyền dẫn trên đỉnh núi cao 325m tại Trạm phát sóng Thiên Tượng thuộc Đài PT-TH Hà Tĩnh.

{keywords}

Trạm phát sóng Thiên Tượng (thuộc Đài PT-TH Hà Tĩnh) được xây dựng trên đỉnh núi Hồng Lĩnh, cao 325m so với mực nước biển.

Lặng thầm trên đỉnh Hồng Lĩnh

Do khoảng cách xa và địa hình đồi núi, nhiều huyện thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh không thể tiếp cận được chương trình phát thanh và truyền hình quốc gia, các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng cao muốn có chương trình thời sự thì phải chờ nhận băng in lại chương trình. Vì thế, năm 2003, Trạm truyền hình Thiên Tượng ra đời nhằm đáp ứng việc phủ sóng phục vụ bà con.

Trạm được xây dựng trên ngọn núi cao 325m so với mực nước biển. Mặc dù cách trung tâm của thị xã Hồng Lĩnh chỉ chừng 2km theo đường chim bay nhưng đi lại khó khăn và mất nhiều thời gian. Để lên được trạm phải men theo sườn núi dốc, hiểm trở với quãng đường 7km và dường như không có ai qua lại ngoài những người làm nhiệm vụ.

Tại đây lắp đặt 1 tháp thu phát sóng cao 76m có nhiệm vụ chuyển tiếp những thông tin, hình ảnh của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC cùng 2 đài địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh đến với bà con trong khu vực.

{keywords}
Cột thu phát sóng truyền hình cao 76m trên đỉnh núi Hồng Lĩnh.

Quản lý và vận hành Trạm phát sóng Thiên Tượng gồm có 5 người, mỗi ca trực 2 người xen kẽ nhau. Bình thường cứ 4 ngày trực thì 4 ngày tiếp theo được nghỉ. Riêng thời điểm Tết thì mỗi người trực 1 ngày. Ở đây, người gắn bó nhiều nhất đã được 21 năm, người ít cũng gần chục năm.

Công việc hàng ngày của các kỹ thuật viên Trạm phát sóng Thiên Tượng là “chăn máy”, nghĩa là theo dõi tín hiệu của đường truyền trên các thiết bị. Đối với đài truyền hình thì hoạt động 24/24, riêng đài tiếng nói chỉ phát từ 4h40 sáng đến 24h (ngoại trừ lễ tết) nên phải theo dõi để bật/tắt máy theo khung giờ quy định.

{keywords}
Trạm chuyển phát 3 kênh của Đài Tiếng nói Việt Nam và 41 chương trình truyền hình của VTV và VTC.

Cuộc sống trên đỉnh núi cheo leo buồn tẻ, suốt ngày chỉ theo dõi tivi và làm bạn với các loại máy móc thiết bị truyền dẫn. Thi thoảng các anh ra sân để thay đổi không khí rồi lại vào phòng máy. Rất may các kỹ thuật viên đều là người ở các huyện lân cận nên cứ sau 4 ngày trực, họ lại được về với gia đình, vợ con.

Không ai đến thăm ngoài... rắn rết, sấm sét

Trò chuyện với PV Infonet, kỹ thuật viên Võ Văn Hoành (SN 1987, trú tại xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên) có thâm niên công tác tại đây đã được 8 năm) chia sẻ: "Do được xây dựng trên đỉnh núi cao, về mùa mưa, trạm thường xuyên có sấm sét “ghé thăm”. Cách đây 2 năm, sét đánh nổ trạm phát điện, nứt nẻ đường bê tông.

Mỗi lần sét xuất hiện là một lần "đánh cược" số phận vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, vượt qua sợ hãi, chúng tôi đã lập tức nhào ra trạm biến thế để cắt điện, bảo đảm an toàn cho hệ thống".

“Trường hợp mưa gió, sấm chớp quá mạnh thì báo ra trung tâm để cắt, còn thời tiết bình thường mà mất điện thì bất kể lúc nào, giá lạnh đến mấy cũng phải bật dậy chạy máy nổ phát điện, không để gián đoạn chương trình”, anh Hoành nói thêm.

{keywords}
Kỹ thuật viên Võ Văn Hoành đang kiểm tra tín hiệu chương trình truyền hình.

Cũng theo kỹ thuật viên Võ Văn Hoành, ở đây hoang vắng, xung quanh là rừng núi, về ban đêm dường như không có ai đến thăm ngoài rắn rết. Vào mùa này, do thời tiết ngoài trời khá lạnh nên chúng thường chui vào nhà trú ẩn cho ấm.

Khi mất điện, dậy chạy máy nổ là phải quan sát thật kỹ, bởi có thể bắt gặp rắn khoanh tròn dưới cục biến áp.

Do ở trên núi cao, về mùa nắng đất đai khô cằn nên rất khó để trồng trọt và chăn nuôi. Trước đây các anh có thả lợn, gà nhưng về mùa nắng nóng, đất đai khô hạn nên lợn, gà bỏ đi hết. Trồng một số cây ăn quả thì cây không phát triển được do thiếu nước.

Nói về công việc gắn bó 8 năm qua, anh Hoành chân thành: “Công việc rất nhàn vì rất ít khi xảy ra sự cố. Ban đầu khi mới lên đây mà gặp sấm sét tôi cũng hơi sợ nhưng giờ thì quen rồi. Cuộc sống nơi hoang vắng, quanh đi quẩn lại chỉ 2 anh em trực nên cũng hơi buồn, nhưng lâu dần thành quen”.

{keywords}
Anh Hoành kể, bất kể thời gian nào, dù giá lạnh đến mấy, nếu mất điện cũng phải bật dậy chạy máy nổ phát điện, không để gián đoạn chương trình.

Thời gian công tác tại đây, dường như năm nào kỹ thuật viên Võ Văn Hoành cũng tham gia trực Tết: “Khi trực đêm giao thừa anh em có hơi buồn một tí vì ở đây chỉ có 2 người mà ở nhà thì đông vui. Đón giao thừa xong, chờ đài tiếng nói kết thúc chương trình thì chúng tôi tắt máy. Dù không phải làm gì nữa nhưng cũng phải thức suốt đêm để theo dõi đài truyền hình. Trực tết thời gian trôi chậm lắm, mãi mới hết 1 ngày”.

Tết này, những người "chăn máy" vẫn tiếp tục công việc thầm lặng của mình, đằng sau mỗi chương trình phát thanh, truyền hình đến với công chúng, ngoài công sức của đội ngũ Phóng viên, Biên tập viên, còn có sự đóng góp không nhỏ của họ, những kỹ thuật viên trên đỉnh núi Trạm phát sóng Thiên Tượng.

Trần Hoàn

Ông lão U70 kể quá khứ đối đầu giang hồ, bắt cướp giữa Sài thành

Liên tục phát hiện, truy bắt các vụ buôn bán ma túy, trộm cướp, vị trưởng ban bảo vệ dân phố nhiều lần bị giang hồ vây ráp, đâm trọng thương.

Nữ kế toán về hưu biến rác thải thành khu vườn xanh tươi hoa trái

Ấp ủ ý định tái chế rác, bảo vệ môi trường, chị Lan Anh xin, mua lại đồ vứt bỏ, rác nhà bếp… của hàng xóm. Sau 3 năm, chị biến rác thải thành vườn rau xanh tươi hoa trái.

Hà Nội rào chắn, vận động người dân di dời khỏi chung cư nguy hiểm

Quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức rào chắn, đồng thời tiếp tục vận động các hộ dân di dời khỏi chung cư cũ G6A (phường Thành Công) để phá dỡ, xây dựng lại.

Du lịch tới Quảng Trị, 3 anh Tây vào đám cưới người lạ 'quẩy' tưng bừng

Khi đi ngang qua đám cưới của một đôi bạn trẻ ở huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị), 3 chàng trai người nước ngoài nghe tiếng nhạc vui nhộn, không ngần ngại vào gửi quà cưới và cùng gia chủ 'quẩy' tưng bừng.

Người phụ nữ nhảy, uốn éo ở chùa Bổ Đà: Chúng tôi quá vô tư

Chị Trần Thị G. người đăng clip lên mạng chia sẻ, bản thân nghĩ đơn giản, vô tư chứ không hề cố ý có những hành động trái với thuần phong mỹ tục.

Cảnh sát vạch trần 'chiêu trò' lừa mua tài liệu phòng cháy, chữa cháy

Công an khẳng định, đơn vị cảnh sát PCCC và CNCH không có chủ trương, cũng như không cử cán bộ bán tài liệu quy định về vấn đề này.

Bí thư ‘ve chai’ và hành trình gây quỹ ủng hộ người nghèo

Mô hình “Ngôi nhà 100 đồng” được dựng lên ở xã Tân Thành (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân địa phương.

Cảnh nhếch nhác bên dưới đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Rác thải, phế liệu dưới chân đường sắt Nhổn - ga Hà Nội gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường.

Bếp 0 đồng tiếp sức cho hàng chục nghìn bệnh nhân nghèo

Bếp 0 đồng của các thành viên câu lạc bộ thiện nguyện Đồng Cảm đã tiếp thêm niềm vui, giúp bệnh nhân vơi đi gánh nặng trong chuỗi ngày chống chọi với bệnh tật.

Người phụ nữ 10 năm trông nghĩa trang hàng đêm

Đến nghĩa trang ở Kỳ Sơn, Hoà Bình, dễ dàng bắt gặp hình ảnh người phụ nữ cần mẫn làm bảo vệ, chăm lo cho từng phần mộ.

Đang cập nhật dữ liệu !