Cuộc sống "không phải như mơ" của lao động Việt Nam tại Nhật Bản

Bên cạnh những lợi ích, cuộc sống tiện nghi, hiện đại, nhiều người Việt Nam làm việc tại Nhật Bản cũng phải gồng mình để theo kịp với guồng quay công nghiệp đại đất nước "mặt trời mọc".

Công việc của anh Bình tại Nhật Bản.

Sinh hoạt đắt đỏ

Nhật Bản là một cường quốc phát triển về kinh tế, văn hóa con người ở đây cũng rất đa dạng. Khi sống tại đất nước này các bạn sẽ cảm thấy vô cùng an toàn và thoải mái; con người sống rất lịch sự. Đây là nơi nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, ở Nhật Bản vẫn có những thứ mà không phải là thiên đường.

Anh Trần Đức Hải sinh năm 1979, quê Thường Tín, Hà Nội sang Nhật Bản học nghiên cứu, sau đó anh ở lại Nhật sống và vợ con anh hiện vẫn ở Việt Nam. Với anh Hải cuộc sống ở Nhật Bản không như nhiều người Việt Nam nghĩ.

Người Nhật quá nguyên tắc có lẽ vì thế không ít người Việt Nam sang Nhật Bản một thời gian họ không theo được và muốn bỏ cuộc. Hơn nữa, ở Nhật Bản chi phí sinh hoạt khá đắt đỏ. Vì vậy, khi sinh sống và làm việc tại đây nếu không có học bổng hay tài trợ với người lao động bình thường cần bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để trang trải chi phí sinh hoạt. Đối với những người lao động phổ thông cũng như thực tập sinh nếu không biết cân đối chi phí sinh hoạt thì sẽ tiết kiệm được rất ít tiền thậm chí còn không đủ sống.

Anh Hải đi theo diện được tài trợ 100% và dĩ nhiên anh cũng không kiếm được việc nào làm thêm ở nơi này nên mọi sinh hoạt của anh cũng phải rất tằn tiện mới đủ.

Bất đồng ngôn ngữ là một trong những trở ngại của người Việt Nam khi làm việc tại Nhật Bản. Khi không thể dung hòa tiếng nói giữa nhiều lao động đến từ nhiều nước nên dẫn tới tình trạng gây gổ đánh nhau. Muốn sang Nhật Bản sống tốt, trước khi đi anh Hải nhấn mạnh cần nâng cao khả năng ngôn ngữ tiếng Nhật của mình thì trong quá trình làm việc tại Nhật Bản bạn sẽ có cơ hội để học hỏi và trau dồi. Lợi thế tiếp xúc nhiều hơn với người Nhật sẽ là cách để học tiếng Nhật nhanh nhất. Và khi đã có vốn tiếng Nhật tương đối thì công việc của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Xuất khẩu lao động cũng cực

Anh Nguyễn Văn Bình – sinh năm 1992, quê Thanh Hóa kể công việc của anh làm công nhân xuất khẩu ở Nhật Bản. Công việc là công nhân xây dựng. Ký túc của anh ở cách chỗ làm xa nên hàng ngày có công ty hỗ trợ đi xe bằng ô tô. Một số người làm gần thì đi xe đạp. Tuy nhiên, ở bên này người lao động phải tự túc ăn uống. Sáng sớm phải dậy nấu cơ để mang đi.

Sinh ra ở thành phố, sống không phải lao động đến những công việc chân tay, bùn đất nhưng khi sang Nhật Bản thì anh Bình phải làm hết. Có những lúc công trình ở xa, anh phải lội nước, quần áo lấm lem. Với những người như anh Bình mỗi lần xe công ty chở đến công trình toàn đất cát, nhà tôn là anh ngao ngán.

Những hình ảnh quảng cáo làm trong công ty, nhà xưởng chỉ là quảng cáo và rất nhiều công nhân lao động người Việt sang Nhật Bản họ thấy nản ngay. Người nhà ở Việt Nam nghĩ rằng cuộc sống bên Nhật dễ chịu nhưng thực chất lại khá khó khăn.

Ở bên Nhật mọi người nghỉ hưu muộn, 70 tuổi họ vẫn đi làm bình thường nên những người như anh Bình luôn luôn phải cố gắng để làm cùng với họ. Sức lao động của người Nhật bền bỉ vô cùng. Có lẽ vì thế mà những người ưa ngủ nướng như Bình bây giờ phải chạy theo guồng quay này. Ở bên Nhật không có chỗ cho những người lười.

Một lần về Việt Nam thăm nhà, Bình có điện thoại iPhone đời mới, xe máy xịn khiến bạn bè ai cũng ngưỡng mộ nhưng bản thân cậu nghĩ lại công việc mình đang làm tại Nhật Bản lại thấy sợ hãi vô cùng. Tuy nhiên, vì không có việc làm ổn định trong nước nên xuất khẩu lao động ở Nhật Bản vẫn là cách Bình cũng như hàng nghìn lao động khác đang chọn.

Đối với một lao động đi xuât khẩu, chi phí đi sẽ khoảng 150 triệu đồng (tùy mỗi ngành nghề). Với thời gian đi khoảng 3 năm, hiện nay có thể gia hạn lên tới 5 năm, khi về nước lao động sẽ có trong tay khoảng 800 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng tùy thuộc số năm đi, và cách chi tiêu của họ.

Bài toán đơn giản nhưng cũng đủ để thấy đi Nhật kiếm được nhiều tiền hơn đi làm trong nước, số tiền không hề nhỏ đối với lao động phổ thông làm việc tại Việt Nam

K. Chi
Từ khóa: Lao động tại Nhật Bản chăm sóc tại Nhật Bản sống ở Nhật Bản

Mất điện, thầy trò soi đèn pin, điện thoại dồn sức ôn thi tốt nghiệp

Cao điểm nắng nóng, mất điện luân phiên, học trò ở Nghệ An ôn thi trong phòng học chỉ được thắp sáng bằng ánh đèn điện thoại.

Dự báo thời tiết 6/6: Cả nước có mưa, miền Bắc đến mức trên 60mm

Dự báo thời tiết ngày 6/6, mưa giông diện rộng ở cả 3 miền đất nước với lượng mưa ở Bắc và Trung Bộ đến mức trên 60mm; Tây Nguyên và Nam Bộ trên 80mm.

Thúc đẩy lối sống xanh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023

Nhiều hoạt động đã được triển khai nhân dịp Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới 2023 nhằm góp phần bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Nước dừa miễn phí ngày nắng nóng: Chủ quán không sợ bị nói 'làm màu'

Mọi người có thể bỏ ra vài triệu đi ăn nhậu, hát karaoke. Vậy tại sao không dám bỏ số tiền đó giúp người đi đường ngày nắng nóng - anh Trần Xuân Vũ, chủ quán cà phê tâm sự.

Sà lan chìm trên sông, 2 người được bộ đội biên phòng cứu sống

Phát hiện sà lan chở đá bị sóng lớn đánh chìm, lực lượng thuộc Bộ đội Biên phòng TP.HCM đã tiếp cận ứng cứu 2 người, đưa vào bờ an toàn.

Nhiều đô thị Hạ Long mất điện, người dân trèo lên trụ cầu Tình Yêu hóng mát

Những ngày gần đây, nhiều đô thị ở TP Hạ Long, Quảng Ninh cắt điện luân phiên vào buổi tối, người dân trèo hẳn lên trụ cầu Tình Yêu để hóng mát.

Sét đánh cháy rụi hơn 3.000 m2 rừng tự nhiên tại Bắc Kạn

Do sét đánh và trong điều kiện thời tiết hanh khô, gần 3.000m2 rừng tự nhiên ở thôn Nà Cọ, xã Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) đã bị thiêu rụi.

Bên trong khu nhà cũ, cả xóm cùng chia nhau mớ rau, miếng thịt

Tại "xóm chạy thận" nằm ở khu nhà 2 tầng đã xuống cấp trên đường Lê Ninh, gần bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), người dân nương tựa vào nhau đầy nghĩa tình.

Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng

Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.

Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió

Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.

Đang cập nhật dữ liệu !