Cuộc sống “dưới làn đạn” ở ngôi làng sát biên giới Triều Tiên

Tại khu vực biên giới dày đặc các căn cứ quân sự , được vũ trang nhiều nhất thế giới là một ngôi làng nhỏ bé và biệt lập, gần như không nghe thấy một tiếng động trên những tuyến phố chính.

Một con gà đang dạo bước trên con đường hẹp bỗng giật mình khi có một chiếc xe hiếm hoi đi qua, nằm hai bên đường là những ngôi nhà như bị bỏ hoang và phủ đầy rêu phong. Nhưng đến buổi trưa, những âm thanh rõ ràng khuấy động cả khung cảnh điền viên, đó là các bài hát của quân đội Hàn Quốc cùng tiếng bước chân tập trận dồn dập của binh lính ở các khu đồi gần đó.

Có khoảng 210 người dân sống ở Jung Myeon, một thị trấn chỉ cách biên giới với Triều Tiên 3,2 km. Thị trấn này nằm ở phía Nam ngay cạnh khu vực phi quân sự hóa bán đảo Triều Tiên, hay còn gọi là khu DMZ. Một số người dân trong thị trấn biết rất rõ khoảng cách cực gần đó và họ dường như cũng không mấy quan tâm. Chỉ là đối với người dân như Kim Shin-je, việc sống ngay cạnh khu DMZ cũng có một chút khác biệt. “Tôi thấy tiếng bom nổ suốt ngày. Ngay cả khi những chiếc xe tăng đi qua thì tôi cũng chẳng sợ, tôi đã quá quen với cảnh đó”, Kim nói.

Cuộc sống “dưới làn đạn” ở ngôi làng sát biên giới Triều Tiên - ảnh 1

Ngôi nhà đơn sơ của vợ chồng anh Park ở làng Jung Myeon. Nguồn: CNN

Kim cùng chồng mình là Park Chum-se, đã phải sống chung với mối đe dọa từ người hàng xóm phương Bắc trong suốt 40 năm qua, kết hôn và nuôi dạy con cái ở đây. Nhưng mới đây, vào ngày 20/8, Bình Nhưỡng đã khuấy động cuộc sống bình lặng của họ khi bắn đạn pháo chống máy bay 14,5 mm qua khu vực DMZ, xuống gần Jung Myeon ngay giữa trưa.

Triều Tiên có ý nhằm vào dàn loa phát thanh khổng lồ của Hàn Quốc được gắn ở gần thị trấn nhằm phát đi những thông điệp về một thế giới tự do, về chủ nghĩa tư bản, dân chủ và cả những bài nhạc K-pop đang thịnh hành. Hàn Quốc sau đó đã đáp trả bằng một loạt đạn pháo về phía Bắc.

Lệnh sơ tán

Người đứng đầu thị trấn Jung Myeon, Park Yong-ho đã nghe thấy tiếng của đạn pháo Triều Tiên lẫn Hàn Quốc. Ông nói: “Chúng tôi nghe thấy tiếng đạn bắn trả của Hàn Quốc và sau đó là lệnh sơ tán người dân”.

Ông Park chạy tới trung tâm tuyên truyền khẩn cấp của làng, nơi các loa phóng thanh được đặt khắp nơi ở thung lũng và bắt đầu kêu gọi: “Mọi người hãy sơ tán ngay lập tức. Hãy chạy tới các hầm trú ẩn”.

Kim Shin-je biết chính xác những gì phải làm bởi cô cùng những cư dân Jung Myeon khác đã được tập huấn sơ tán rất nhiều lần. “Nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự phải trú ẩn như vậy”, cô nói. Kim cùng chồng giúp đỡ người mẹ già 95 tuổi tới văn phòng thị trấn, nơi đây có một trong hai hầm trú ẩn lớn của làng.

Chính phủ Hàn Quốc đã cho xây dựng hầm trú bom từ năm 2011, cam kết nó có thể chống đỡ mọi cuộc tấn công trực tiếp từ các loại đạn pháo của Triều Tiên. Căn hầm không có cửa sổ này có thể chứa được 100 người với nhiệt độ và không khí được điều chỉnh bằng một máy phát.

Cuộc sống “dưới làn đạn” ở ngôi làng sát biên giới Triều Tiên - ảnh 2

Người mẹ già của anh Park không mấy khỏe khi phải sống lâu trong hầm trú ẩn. Nguồn: CNN

Khu hầm chứa có đủ nước và thức ăn trong vài ngày, có hai nhà vệ sinh cho những cư dân ở đây. Ngoài ra còn có một chiếc ti vi để mọi người có thể theo dõi các tin tức từ thế giới bên ngoài. Hầm trú ẩn này khá thoải mái nhưng sẽ khó khăn cho mọi người nếu ở lâu bên trong.

Mối đe dọa mang tên Triều Tiên

Ngồi trên những tấm nhựa trải trên mặt sàn, họ theo dõi tin tức trên chiếc ti vi duy nhất trong hầm. Thông báo trên truyền hình cảnh báo Kim Jong Un đã tuyên bố quân đội trong tình trạng sẵn sàng cho một cuộc chiến toàn diện với Hàn Quốc và quân đội Hàn Quốc cũng theo lệnh, điều gấp đôi lực lượng ở khu vực biên giới phía Bắc DMZ, chỉ cách Jung Myeon vài km.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết Seoul sẽ không lùi bước nếu như Bình Nhưỡng không xin lỗi về việc gài mìn khiến hai binh lính nước này bị thương nặng. Cả hai quốc gia đều đứng trên bờ vực của một cuộc xung đột quân sự mới.

Nhưng những người dân Jung Myeon vẫn dõi theo cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai bên tại Panmunjom, một ngôi làng ở khu vực DMZ, nơi thỏa thuận ngừng bắn trên bán đảo Triều Tiên được ký kết năm 1953. Họ vẫn hy vọng điều này có nghĩa là lệnh sơ tán sẽ sớm đượ gỡ bỏ. Nhưng đây không phải là những cuộc hội đàm bình thường. Đã 8 năm kể từ khi hai nước cử phái đoàn cấp cao nhất tới một cuộc đàm phán và cuộc gặp đó kéo dài nhiều ngày.

“Trong 5 ngày toàn bộ gia đình tôi phải tới sống ở hầm trú ẩn”, Park Chum-se nói và cho biết thêm, tình trạng người mẹ 95 tuổi của anh không mấy tốt còn bản thân anh thì rất lo lắng cho thửa ruộng nhà mình.

Park và vợ giống như những người nông dân khác ở Jung Myeon. Họ sở hữu một mảnh ruộng nhỏ trên các khu đồi, trồng ớt tiêu và rau xanh. Họ cũng kinh doanh siêu thị suy nhất của thị trấn. Park đang tưởng tượng cảnh các loại côn trùng phá hoại mùa màng của anh còn mình lại phải ngồi trong căn hầm nhỏ này theo dõi tin tức quân sự.

Cuộc sống “dưới làn đạn” ở ngôi làng sát biên giới Triều Tiên - ảnh 3

Một cuộc chiến tranh luôn rình rập giữa hai miền Triều Tiên. Nguồn: CNN

Những cư dân phải đi sơ tán ở đây ai ai cũng thể hiện sự tức giận và ngán ngẩm, họ cũng chẳng vui vẻ gì khi các phóng viên thi nhau chụp ảnh họ phải di tản xuống hầm trú ẩn. Park và vợ mình đã quá mệt mỏi với việc lãnh đạo Triều Tiên luôn đe dọa đặt cuộc sống của họ trước mối nguy cơ chiến tranh.

Cuộc sống mệt mỏi

Park nói: “Những người dân hai miền Triều Tiên đều có cùng dòng máu. Các nhà lãnh đạo Triều Tiên đều nói rằng họ sẽ tiến tới một cuộc chiến tranh. Tôi đã nghe thấy điều này từ hàng thập kỷ nay”. Anh vừa nói vừa nghĩ về những năm tháng đằng đẵng của các cuộc giao tranh nhỏ lẻ và hoàn toàn không mấy hy vọng về sự xung đột không biết khi nào chấm dứt giữa hai miền.

Sự lặp lại của các mối đe dọa, đối đầu quân sự, sau đó lại là một lệnh ngừng chiến tạm thời, khiến những người dân ở Jung Myeon khá mệt mỏi. Ngay cả khi Triều Tiên và Hàn Quốc đạt được thỏa thuận chấm dứt tình trạng căng thẳng, Kim và Park cũng chẳng tổ chức ăn mừng. Ngay khi lệnh sơ tán được gỡ bỏ, hai vợ chồng lập tức trở lại với thửa ruộng nhỏ và chăm chút cho cây cối của mình.

Ông Park Yong-ho cho biết cuộc sống bình thường lại nhanh chóng quay trở lại Jung Myeon. Nếu có gì thay đổi, như ông Park nói, thì việc đạn pháo rơi gần ngôi làng của mình chỉ càng khiến tinh thần yêu nước của ông trỗi dậy. “Nếu có một cuộc chiến giữa miền Nam và miền Bắc, tôi sẵn sàng đánh trả như một người lính Hàn Quốc. Tôi không cảm thấy lo lắng và tôi sẽ không rời khỏi quê hương của mình”, ông Park nói.

Tuổi trẻ hao mòn

Trái với những lời hào hùng của ông Park, đối với phần còn lại của thị trấn, lòng yêu nước dường như không chiếm ưu thế. Họ chỉ muốn tập trung vào cuộc sống của mình. Sau khi trở lại với đồng ruộng, hai vợ chồng cô Kim quay lại cửa hàng, bắt đầu các chuyến đưa rượu soju của mình tới các khách hàng.

Những chiếc giá đựng đồ của anh Park bị bụi bẩn bám đầy, hầu như trống không ngoại trừ một ít rượu, một vài quả trứng và vài gói mỳ tôm. Hầu hết các cư dân của Jung Myeon, đặc biệt là những người trẻ đều tìm cách rời đi, tất cả đều có lý do. Dân số của thị trấn liên tục giảm trong các thập kỷ qua. Ở đây không thấy có bóng dáng của giới trẻ cũng như không có mấy trẻ em sống ở đây.

Kim cho biết: “Bây giờ đã hết ngày, không còn tình trạng chiến tranh nữa. Chúng tôi cũng chẳng nghĩ về Triều Tiên, chúng tôi chỉ nghĩa về việc chúng tôi sẽ làm gì vào ngày hôm nay và ngày mai”.

Hai vợ chồng anh Park sống ở đây vì đối với họ Jung Myeon là nhà. Họ cùng những người hàng xóm không có khái niệm về cuộc sống ở ngay sát Triều Tiên là như thế nào, không giống như 10 triệu cư dân thành phố Seoul, những người sống cách DMZ 56 km, họ dường như nhìn nhận sự giao tranh này bằng một quan điểm khác.

“Những người ở Seoul hỏi tôi cuộc sống ở đây như thế nào. Nếu Triều Tiên tấn công vào đâu đó thì đó hẳn là Seoul chứ không phải Jung Myeon. Nếu Bình Nhưỡng tấn công, có thể tất cả chúng tôi đều sẽ chết”, Kim nói.

Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Tuệ Minh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !