Cuộc sống du học sinh Việt 'mắc kẹt' ở nước ngoài: Đặt tiêu chí tiết kiệm lên hàng đầu!

Dịch bệnh đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của những du học sinh Việt 'mắc kẹt' tại nước ngoài. Vậy nên chuyện chi tiêu tiết kiệm mùa dịch đang được các em áp dụng triệt để.

Dịch Covid-19 với biến chủng mới bùng phát ở nhiều quốc gia. Các ca mắc mới tăng nhanh mỗi ngày khiến hoạt động của nhiều ngành kinh tế tê liệt. Những du học sinh Việt Nam đang "mắc kẹt" tại nước ngoài bị ảnh hưởng không nhỏ. Nhiều bạn trẻ gặp khó khăn trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.

Nguyễn Trà My - nữ sinh đang theo học ngành du lịch tại Đại học du lịch OSAKA (Nhật Bản) cho biết, dịch bệnh tại đây đang rất căng thẳng, số ca mắc mới tăng nhanh mỗi ngày. Tuy nhiên, một số người vẫn rất chủ quan, không đeo khẩu trang khi ra ngoài. Vậy nên chính phủ Nhật Bản vừa ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 3, khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi ra đường, thậm chí thường xuyên dùng nước khử khuẩn.

{keywords}
Nguyễn Trà My (SN 1999) là sinh viên ngành du lịch tại Đại học du lịch OSAKA, Nhật Bản.

Hiện tại Trà My làm thêm ở một nhà hàng tại Univesal Osaka - một khu vui chơi giải trí nổi tiếng tại Nhật nên khách vẫn đến khá đông. Bình thường trong năm học thì Trà My chỉ có thể làm ca tối nhưng giờ đang được nghỉ hè nên ngày nào My cũng cố gắng đi làm từ cả ngày.

“Em rất sợ nhiễm bệnh nhưng vẫn phải đi làm để có thể ở lại đây sinh sống. Khi làm việc, em luôn đeo găng tay cẩn thận, xịt khử khuẩn cho khách và mọi người xung quanh. Lúc đứng nói chuyện, hướng dẫn khách thì em chủ động giữ khoảng cách với họ, về tới nhà là em lập tức bỏ khẩu trang và giặt quần áo luôn.

Vì dịch bệnh mà việc làm thêm của em bị ảnh hưởng khá nhiều, lương giảm nên việc ăn uống, nhu cầu tiêu dùng bị hạn chế theo. Nói chung, em làm gì cũng phải tính toán và đặt tiêu chí tiết kiệm lên hàng đầu”, Trà My tâm sự.

{keywords}
Phố đi bộ ở Nhật Bản những ngày này khá vắng vẻ.

Thời điểm này, Trà My rất hạn chế đi chợ. Mỗi lần đi mua đồ, cô luôn liệt kê rõ các món cần mua, trong khoảng chi phí phù hợp để đảm bảo không tiêu lãng phí vì dịch bệnh ở đâu cũng khó khăn.

“Không chỉ tiết kiệm, khi đi chợ em còn luôn phải cảnh giác với dịch bệnh vì môi trường tiếp xúc với nhiều người. Tay chạm vào đâu là em xịt khuẩn luôn. Đặt đồ online về tới nhà em cũng xịt khuẩn lớp vỏ bên ngoài để chắc chắn không mang Covid-19 vào nhà”, My nói.

My mong muốn được về Việt Nam nhưng hiện tại việc về nước khá khó khăn. Hằng ngày gia đình em gọi điện nhắc em phải giữ sức khỏe. Mới đây, bà của Trà My qua đời nhưng em không thể về nước nên bị stress một thời gian.

{keywords}
Khu vui chơi giải trí nổi tiếng ở OSAKA (Nhật Bản) vẫn có nhiều người qua lại.

Còn Bùi Quốc Hùng, du học sinh Việt Nam tại Canada chia sẻ, Canada đã bước vào giai đoạn 3 của dịch bệnh, các công ty, dịch vụ quay trở lại hoạt động gần như bình thường, tuy nhiên vẫn có những hạn chế nhất định về số lượng người.

“Nhiều cơ hội làm việc đã mở ra sau các làn sóng dịch, em cũng đã tìm được công việc toàn thời gian trong ngành marketing. Tuy nhiên, sau 2 năm Canada thực hiện giãn cách, mọi thứ không sôi động như trước. Việc ăn uống, đi chợ em đều phải tính toán kỹ, thực hiện các giải pháp tiết kiệm”, Hùng cho hay.

Hùng thông tin thêm, khi dịch bệnh ập đến, nhiều người thất nghiệp nhận được trợ cấp của chính phủ. Hùng sang Canada được 2,5 năm nên may mắn được nhận trợ cấp, cuộc sống không quá khó khăn, song nhiều bạn bè của Hùng thì vất vả hơn. Do chưa có tài khoản ở Cục thuế nên các sinh viên mới sang Canada không nhận được hỗ trợ. Nhiều sinh viên Việt Nam ở Canada đang phải nhờ sự giúp đỡ từ gia đình hoặc quyết định về nước.

{keywords}
Tại Canada mọi người ra đường ít khi đeo khẩu trang.

Hiện tại, dịch bệnh ở Canada không còn căng thẳng nhưng Chính phủ vẫn khuyến cáo người dân cần mang khẩu trang và giữ khoảng cách khi tiếp xúc với nhau.

Hùng tâm sự: ''Ở đây một mình, để bảo vệ bản thân an toàn, đi đâu em cũng đeo khẩu trang và cố gắng đứng cách xa những người khác".

Hoàng Thanh

Tố cáo thầy giáo quan hệ tình dục với học sinh lớp 9

Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã gửi thông báo đến Trường THCS Tân Dân, xã Hùng Tiến về việc tạm giữ thầy L.V.H. để điều tra hành vi quan hệ tình dục với học sinh.

Lý do trường học Nhật Bản đưa chứng khoán vào chương trình bắt buộc

Một công ty chứng khoán mới đây đã ký thỏa thuận với một loạt trường THCS và THPT của Nhật Bản để đưa chứng khoán vào chương trình giảng dạy, cải thiện kiến thức tài chính cho học sinh.

Bức xúc giáo viên yêu cầu học sinh ăn côn trùng để chống biến đổi khí hậu

Phụ huynh một bang ở Mỹ bất bình khi con của họ được giáo viên khuyến khích ăn châu chấu trong dự án về chống biến đổi khí hậu.

Xôn xao cô giáo Vĩnh Phúc cắt tóc nữ sinh ngay tại lớp

Một cô giáo ở Vĩnh Phúc đã cắt tóc nữ sinh ngay tại lớp học trước sự chứng kiến của cả lớp.

Cậu bé 6 năm cõng bạn đến trường gây xúc động

Cậu bé được triệu người ca ngợi vì lòng tốt với bạn. Suốt 6 năm qua, cậu cõng bạn đến trường mỗi ngày.

Hai học sinh trường chuyên lộ clip nhạy cảm

Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, cơ quan này đã yêu cầu nhà trường báo cáo, xử lý vụ việc rò rỉ clip có hình ảnh nhạy cảm của 2 học sinh trường chuyên.

Học sinh lớp 5 trả lại gần 100 triệu đồng nhặt được

Hai học sinh Trường tiểu học Phú Ngọc B (huyện Định Quán, Đồng Nai) nhặt được giỏ xách, trị giá tài sản khoảng 100 triệu đồng, đã giao trả lại cho người đánh rơi.

Tranh cãi thí điểm lớp học bắt đầu lúc 5h30 ở Indonesia

Là một phần của dự án thử nghiệm, việc học sinh lớp 12 ở tỉnh Kupang (Indonesia) phải đến trường lúc 5h30 đã gây ra sự bất bình trong dư luận.

Lý do nhiều sinh viên đại học hàng đầu ở Anh muốn bỏ học

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra 20% sinh viên các trường top của Anh thường xuyên không đủ thức ăn và các nhu yếu phẩm khác. Đây là nguyên nhân khiến họ cân nhắc việc rời bỏ trường học.

Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip

Nữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

Đang cập nhật dữ liệu !