Cuộc sống ‘địa ngục’ dưới sự cai trị của IS

Theo AP, nơi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) cai trị là nơi phụ nữ và ngay cả ma-nơ-canh cũng phải bịt đồ đen từ đầu đến chân. Nhiều người đột nhiên biến mất và sau đó người thân nhận được giấy báo tử.
Dưới sự cai trị của IS, tài xế taxi và những người lái xe ôtô phải thường xuyên bật đài phát thanh của IS. Nếu bật sai kênh, họ sẽ bị phạt, thậm chí bị tù vài ngày. Các cửa hàng buộc phải đóng cửa và mọi người không được ra đường vào giờ cầu nguyện. Đàn ông phải phun ngập nước hoa để che giấu mùi thuốc lá.

Khi một người biến mất, người thân sẽ được giải thích bằng một đoạn video cho thấy người đó bị hành quyết, một giấy chứng tử không rõ ràng hoặc nhiều khi chẳng có gì cả.

Cuộc sống ‘địa ngục’ dưới sự cai trị của IS - ảnh 1

Phụ nữ bị bắt trùm đồ đen từ đầu tới chân, chỉ được thò mỗi mắt.

Một người Syria, 28 tuổi, có nickname Adnan nói: “Người dân ghét họ, nhưng họ tuyệt vọng và không thấy bất cứ ai có thể hỗ trợ mình nếu nổi dậy. Họ thấy đơn độc”.

AP đã phỏng vấn hơn 20 người Iraq và Syria sống sót dưới sự cai trị của IS. Một nhóm phóng viên AP đã tới một số thị trấn ở miền bắc Iraq, bao gồm cả Eski Mosul, phía bắc Mosul, nơi người dân đã bị IS kiểm soát trong nhiều tháng trước khi được giải phóng hồi tháng 1/2015. Một nhóm khác của AP tới các thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ dọc theo biên giới, nơi người Syria đang tị nạn sau khi chạy trốn khỏi các lãnh thổ do IS kiểm soát.

Phóng viên AP đã thu lượm được nhiều tài liệu dưới sự cai trị của IS như bản sao các thẻ sám hối, các tờ rơi hướng dẫn cách ăn mặc cho phụ nữ và các mẫu giấy phép đi ra ngoài lãnh thổ IS kiểm soát. Tất cả đều có đóng dấu logo và biểu ngữ màu đen của tổ chức này.

Hình ảnh về lãnh thổ của IS giờ đã có diện tích gần bằng Thụy Sĩ.

Hồi tháng 1/2014 khi IS tấn công vào thành phố Raqqa của Syria, Adnan đã bỏ chạy vì sợ sẽ trở thành mục tiêu truy tìm của IS bởi anh là một nhà hoạt động chính trị. Nhưng sau một vài tháng, anh đã trở lại để tìm hiểu cuộc sống dưới sự cai trị của nhóm Hồi giáo cực đoan này.

Cuộc sống ‘địa ngục’ dưới sự cai trị của IS - ảnh 2

Những người mới gia nhập IS đang được huấn luyện.

Adnan nhận thấy, Raqqa đã bị chuyển từ một thành phố đầy màu sắc thành thủ đô của IS. Phụ nữ trùm kín mít từ đầu tới chân bằng đồ màu đen, vội vã khi đi trên đường. Thanh niên từ bỏ các quán cà phê mà họ thường lui tới. IS biến các sân vận động bóng đá thành các nhà tù và các trung tâm thẩm tra có tên “Point 11”.  Một trong những quảng trường trung tâm của thành phố đã bị đổi tên thành Quảng trường Địa ngục.

Sau đó, anh sớm tìm ra lý do Raqqa bị biến thành như vậy. Ngày nào anh cũng nghe thấy có tiếng súng và nhìn thấy thi thể của 3 người đàn ông bị treo ở Quảng trường Địa ngục. Họ đã bị treo ở đó 3 ngày.

Mỗi lần các nhóm thành viên IS đi qua một cộng đồng là một chiến dịch đẫm máu.

Đầu tiên là tìm kiếm các cảnh sát và binh sĩ quân đội, các nhân viên chính phủ và yêu cầu những người này viết bản sám hổi, nếu không sẽ bị hành quyết. Họ cũng bị bắt giao nộp vũ khí hoặc nộp tiền phạt lên tới vài nghìn USD.

Cuộc sống ‘địa ngục’ dưới sự cai trị của IS - ảnh 3

Một chiếc thẻ sám hối.

Các thông báo qua loa, các bài giảng ở nhà thờ Hồi giáo và các tờ rơi đều nhấn mạnh những quy định mới được đặt ra như: Không hút thuốc, không uống rượu, phụ nữ không làm việc trừ y tá hoặc những người làm việc trong các cửa hàng quần áo dành cho phụ nữ, thậm chí ma-nơ-canh trong các cửa hàng cũng phải chùm kín. Người dân cho biết, IS bắt các ngôi nhà phải có tường thật cao để không ai nhìn được những người phụ nữ ở trong nhà.

Mỗi huyện hay mỗi "tiểu vương" đều có một chiến binh IS được chỉ định làm người cai trị. Các trường học bị đóng cửa và sau đó được mở lại với các chương trình do IS soạn thảo. Các doanh nghiệp bị đánh thuế cao. Các hiệu thuốc cấm bán thuốc ngừa thai.

Adnan ở Raqqa gần một năm và chứng kiến IS gây ảnh hưởng tới gần như mọi khía cạnh cuộc sống của người dân. Chính quyền IS tới của hàng phụ tùng xe hơi của gia đình anh và thu tới 5.000 USD tiền thuế. Không chỉ đánh thuế cao với các doanh nghiệp, IS còn tịch thu đất, tài sản từ những người chạy tị nạn và bán dầu chiếm giữ được ở phía đông ở Syria.

Tại Eski Mosul, một ngôi làng bên bờ sông Tigris của Iraq, ông Sheikh Abdullah Ibrahim sống trong một ngôi nhà có bức tường rất cao. Ông buồn bã chỉ cho phóng viên AP giấy báo tử của vợ ông có logo của IS.

Đó là tất cả những gì còn lại của vợ ông.

Hồi tháng 6/2014, IS tràn vào ngôi làng có khoảng 3.000 gia đình này và cai trị khoảng 7 tháng trước khi bị chiến binh người Kurd đánh bại vào tháng 1/2015.

Vợ của Ibrahim, Buthaina, là một người ủng hộ nhân quyền, do đó, IS yêu cầu bà nộp bản sám hối. Tuy nhiên, bà không làm và nhận một cái kết cay đắng.

Ông Ibrahim cho biết, ông đã từng chứng kiến thi thể của hàng chục cảnh sát trên đường phố, bị bắn vào đầu. Ông cũng thấy nhiều người bị IS ném khỏi các tòa nhà.

Các thành viên có vũ trang của Hisba tuần tra thường xuyên trên các đường phố, đi trên những chiếc xe SUV có cửa sổ đen kịt, mặc quần rộng, áo sơ mi dài và đeo mặt nạ.

Những người hút thuốc, mặc quần áo Tây hoặc bật sai chương trình phát thanh có thể bị phạt hoặc thậm chí bị tù đến vài ngày, thường tùy thuộc vào tâm trạng của thành viên Hisba đó.

Đối với những hành vi nghiêm trọng hơn hoặc thường xuyên tái diễn, Hisba có thể sẽ trói người phạm tội tại một quảng trường trong thị trấn vài ngày.

Phụ nữ thường cố tránh ra ngoài. Nếu đi chợ, họ thường đi một mình chứ không dám đi cùng chồng, con hay anh em trai vì sợ họ sẽ gây chuyện với Hisba khi nhìn thấy vợ, mẹ hay em mình bị Hisba quấy nhiễu.

Việc trốn chạy khỏi các khu vực IS kiểm soát không hề dễ dàng. Người dân bị cấm rời khỏi thành phố mà không có giấy phép. Để có được giấy phép này, họ phải điền một mẫu đơn dài với tất cả các thông tin cá nhân và phải có tài sản thế chấp. Nếu họ ko quay lại, IS sẽ tịch thu số tài sản đó. Phụ nữ phải xin lực lượng cảnh sát mật (Hisba) nếu muốn đi đâu đó và thường bị từ chối với lý do sợ những phụ nữ này sẽ không tuân thủ quy cách ăn mặc ở IS khi ở ngoài phạm vi kiểm soát.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Associated Press (AP) của Mỹ. Đây là hãng tin lớn nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York. AP cũng là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho các tờ báo, đài truyền hình và đài phát thanh trên thế giới.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !