Cuộc đua 'pháo đài' trên Biển Đông

Hôm 3/6, Tạp chí National Interest (Mỹ) có bài viết về việc các nước có tranh chấp ở Biển Đông đang xây dựng ‘pháo đài’ để khẳng định chủ quyền. Trong đó, Trung Quốc ngang nhiên xây cả vào những nơi đang có tranh chấp.

Theo National Interest, Biển Đông đang đầy ắp những kết cấu bê tông, những khối thép được xây dựng như những pháo đài. Bãi Chữ Thập, Đảo Len Dảo và Bãi Kiệu Ngựa đã biến thành các pháo đài thu nhỏ. Một số là những tháp bê tông hình tròn; một số khác là những khối bê tông thấp hình vuông.

Cuộc đua 'pháo đài' trên Biển Đông - ảnh 1

Giữa vùng biển mênh mông, mọc lên những 'pháo đài' nhỏ bé.

Được bao quanh bằng biển cả bao la, chúng trông giống như một thế giới thu nhỏ, nơi sinh sống của nhiều nhất là vài chục lính hải quân.

Những cấu trúc kỳ lạ cô đơn này là những dấu ấn vật lý để chứng minh chủ quyền mà Trung Quốc, Philippines, và Malaysia xây dựng trên Biển Đông. Cuộc đua địa chính trị để kiểm soát Biển Đông đã dẫn đến sự hình thành các cấu trúc vững chắc trên bất cứ nơi nào có thể xây dựng được.

National Interest cho rằng, trong số các nước xây dựng ‘pháo đài’ để chứng minh chủ quyền ở Biển Đông thì Trung Quốc là nước xây dựng hối hả nhất. Đơn vị hải quân đồn trú của Trung Quốc đang tăng cường mạnh mẽ các hoạt động xây dựng trong khu vực này, ngay cả ở những vùng đang có tranh chấp.

Trên các ‘pháo đài’ đó, Trung Quốc còn trang bị các hệ thống radar, khu hạ cánh cho máy bay trực thăng và hệ thống vũ khí phòng không. Philippines cũng có một đơn vị đồn trú bảo vệ rạn san hô ở Bãi Cỏ Mây mà nước này tuyên bố chủ quyền trên một con tàu chở hàng bị mắc cạn trong Thế chiến II. Trung Quốc và Philippines cũng xây dựng nhiều tiền đồn nằm rải rác ở nhiều rạn san hô và đảo san hô khác. Malaysia cũng xây dựng các tiền đồn trong khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Việc xây dựng những tiểu pháo đài trên những mỏn đá nửa chìm nửa nổi, cách hàng trăm dặm so với đất liền đã chỉ ra rằng những nước này đang rất căng thẳng trong các tranh chấp ở Biển Đông. Tranh chấp quần ở Biển Đông là vấn đề chủ quyền, và các nước này đang cố gắng chứng minh rằng họ sẽ bền bỉ, đi tới cùng.

Tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông đều đang tăng cường sự hiện diện trong khu vực. Đài Loan đang củng cố lại các đảo mà họ đang chiếm giữ. Trung Quốc đang xây dựng một sân bay trên đảo Gạc Ma - hành động mà dư luận quốc tế đang lên án vì trái với cách hành xử theo đúng luật pháp quốc tế.

Vài ngày trước, trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã phủ nhận tính hiệu lực của Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) bất chấp chính quốc gia này đã đặt bút ký vào công ước này năm 1982. Trung Quốc cho rằng Luật biển quốc tế không đủ sức phân định lại chủ quyền của các quốc gia đã hình thành trước khi nó ra đời. 

Philippines cũng đang tìm cách bảo vệ chủ quyền cũng với sự hỗ trợ của đồng minh Mỹ. Việt Nam cũng đang rất tích cực bảo vệ quần đảo Trường Sa của họ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

PHẠM KHÁNH (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !